Tại sao nhiều ngân hàng Trung ương chạy đua phát hành tiền số (CBDC)?

LưuĐã lưuRemoved 0
Like+1
Like+1

Mục lục

Tiền số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) được kỳ vọng sẽ giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho hoạt động thanh toán.

Theo Bloomberg, sự phát triển công nghệ và đại dịch COVID-19 khiến xu hướng thanh toán không tiền mặt được đón nhận nhanh hơn bao giờ hết. Giữa lúc các đồng tiền mã hoá như bitcoin dần trở nên phổ biến, ngân hàng trung ương cũng tăng tốc với giải pháp tiền số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC).

Tìm hiểu về CBDC

CBDC (Central Bank Digital Currency) tạm dịch: Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung Ương là một loại tiền tệ kỹ thuật số được phát hành, kiểm soát và đảm bảo bởi Ngân hàng Trung Ương của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có chủ quyền (tương tự như tiền fiat). Về mặt lý thuyết, CBDC tạo ra một cơ chế kỹ thuật số mới để giải quyết thời gian chuyển tiền thực giữa 2 bên và giúp giao dịch xuyên biên giới một cách dễ dàng, loại bỏ sự trung gian thanh toán của các ngân hàng thương mại như hiện tại.

Tại sao nhiều ngân hàng Trung ương chạy đua phát hành tiền số (CBDC)?

CBDC là gì?

CBDC được dự định là có thể trao đổi 1: 1 với các hình thức tiền khác (như tiền giấy, coin và tiền gửi tại ngân hàng). Chúng có thể được phát hành dưới hình thức thay thế có thể đổi thành tiền tệ fiat được giữ bởi một ngân hàng trung ương và phải trả theo yêu cầu cho chủ sở hữu. CBDC cũng có thể được phát hành như một hình thức cung ứng tiền mới bên cạnh việc phát hành tiền giấy của ngân hàng trung ương truyền thống.

Một trong những mục đích chính của CBDC là mở rộng quyền truy cập vào các khoản nợ của ngân hàng trung ương dưới dạng kỹ thuật số. Ngoài việc mở rộng quyền truy cập này, một hệ thống CBDC cũng phải được thiết kế để hoạt động thực tế (ví dụ: không thể truy cập thông qua các mạng độc quyền như SWIFT hoặc Fedwire).

Có những loại tiền CBDC nào?

Về cơ bản, có 2 loại tiền CBDC là bán lẻ và bán buôn. Ở dự án bán lẻ, CBDC sẽ được phát qua các tài khoản tại ngân hàng nhà nước để phục vụ mục đích sử dụng đại trà, hoặc thông qua các tài khoản tại ngân hàng thương mại hợp tác với ngân hàng nhà nước.

Một hệ thống CBDC không có các rủi ro tín dụng do tiền không được lưu trữ trên bảng cân đối kế toán của đơn vị trung gian và giao dịch được thực hiện trực tiếp trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng nhà nước.

CBDC bán lẻ sẽ có tác động tích cực đến những người chưa tiếp cận được với dịch vụ  ngân hàng truyền thống. Dù vậy, một số quốc gia, ví dụ như Đan Mạch, cho rằng CBDC có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các ngân hàng thương mại khi người gửi tiền đổ xô đưa tiền lên tài khoản ở ngân hàng trung ương. Một số ngân hàng trung ương cho biết sẽ áp dụng các hạn mức trần nắm giữ tiền CBDC để hạn chế các rủi ro mất cân bằng như vậy.

Những quốc gia nào đang thử nghiệm CBDC?

Theo IMF, có trên dưới 100 quốc gia đang ở các giai đoạn tìm hiểu và thử nghiệm CBDC. Ấn Độ mới đây gây bất ngờ khi nói sẽ phát hành đồng rupee kỹ thuật số trong năm tài chính tới, trong khi đó Trung Quốc ra mắt đồng nhân dân tệ số cho các vận động viên và khán giả ở sự kiện Olympic Mùa đông 2022 để đánh giá mức độ hào hứng của người nước ngoài.

Một số đảo thuộc Đông Caribbe sử dụng chung ngân hàng trung ương cũng ra mắt một đồng tiền số có tên DCash.

Những quốc gia chưa hào hứng với CBDC

FED (Mỹ) tỏ ra khá chậm chạp với ý tưởng đồng tiền số của ngân hàng nhà nước, tuy nhiên FED từng phát hành một báo cáo dài 35 trang nói về các lợi ích của nó. Ngân hàng Canada cũng không vội vã với CBDC dù đang tích cực xây dựng hạ tầng công nghệ. Họ cho biết đang quan sát các hoạt động phát triển và có thể nâng tính khẩn cấp của việc ra mắt CBDC.

Tại sao nhiều ngân hàng trung ương hiện nay chạy đua phát triển tiền số (CBDC)

Lợi ích của CBDC là gì?

Nếu ngân hàng trung ương có thể giải quyết được các khó khăn về mặt kỹ thuật, tiền số có thể giúp hoạt động thanh toán bên trong nền kinh tế và thanh toán quốc tế nhanh hơn và có chi phí thấp hơn. CBDC cũng sẽ cải thiện việc tiếp cận với tiền pháp định tại các quốc gia nơi nguồn cung tiền mặt giảm dần.

Tại sao nhiều ngân hàng Trung ương chạy đua phát hành tiền số (CBDC)?

Lợi ích của CBDC

Một tài liệu của IMF trong khi đó cho biết CBDC sẽ cải thiện tính toàn diện tài chính và là một phương án bền vững hơn ở các quốc gia thường xuyên phải đối mặt với thảm hoạ thiên nhiên.

CBDC sẽ thay đổi hoạt động thanh toán ra sao?

CBDC có thể tồn tại ở nhiều hơn một hình thức, tuy nhiên mục tiêu chung của chúng là tăng tốc độ thanh toán. Ở hệ thống hiện tại, các ngân hàng thương mại thực hiện các khoản thanh toán ròng cho lẫn nhau sử dụng tiền của ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, quá trình này thường không diễn ra đồng thời vì các lý do vận hành và công nghệ.

CBDC sẽ tác động như thế nào đến tiền mã hoá?

CBDC không có nhiều tác động đến tiền mã hoá. Về cơ bản, CBDC khác các đồng tiền mã hoá như Bitcoin, đồng tiền vốn có mức độ biến động quá lớn để đóng vai trò lưu trữ giá trị đồng thời chưa được chấp nhận rộng rãi trong hoạt động thanh toán. Lúc này, Bitcoin vẫn được nhìn nhận như một loại tài sản đầu cơ.

Điểm hấp dẫn những người ủng hộ Bitcoin là tính phi tập trung của nó. Điều này đồng nghĩa với việc không có một đơn vị trung tâm nào kiểu soát đồng tiền này và các giao dịch đều được ghi lại trên một số cái phân tán.

CBDC tác động đến tiền mã hoá

Trong khi đó, ngân hàng nhà nước kiểm soát CBDC. Trong khi một số ngân hàng đang ứng dụng công nghệ blockchain (chuỗi khối) vào CBDC, việc cuối cùng họ có sử dụng công nghệ này hay không vẫn chưa có lời đáp. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) bày tỏ quan ngại về tác động đến môi trường khi vận hành một hệ thống blockchain.

Tương lai CBDC sẽ như thế nào?

Do những lợi ích mà CBDC mang lại, các nhà hoạch định chính sách tại các ngân hàng trung ương ước tính rằng ít nhất một CBDC sẵn sàng cho người tiêu dùng sẽ ra mắt trong vòng năm năm tới, theo một nghiên cứu mới của IBM và OMFIF, một think tank độc lập. Nghiên cứu, dựa trên dữ liệu khảo sát từ 23 ngân hàng trung ương lớn nhỏ, đã xác định rằng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương đầu tiên sẽ ở một quốc gia nhỏ và áp dụng một use case eo hẹp, ví dụ như tạo điều kiện chuyển tiền hoặc thúc đẩy việc đưa tài chính toàn diện vào các khu vực có ngân hàng vật lý khan hiếm.

Nhưng mặc dù có thể ngân hàng tư nhân sẽ luôn đóng một vai trò nhất định – các ngân hàng trung ương được OMFIF khảo sát gần như nhất trí cho biết các CBDC sẽ được thực hiện thông qua quan hệ đối tác công tư – một khi CBDC đầu tiên được ra mắt, nhiều CBDC khác khả năng sẽ đi theo sau.

Tổng hợp

Xem thêm: Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh việc hoạt động theo xu hướng 4.0 – Onlinebank

×

    ---------------------------------------------------------

    Chọn nhu cầu của bạn ở đây:

    ---------------------------------------------------------

    Nơi ở hiện tại:

    Câu hỏi bảo mật :

    Liên hệ tư vấn
    ×

      Báo lỗi:

      Câu hỏi bảo mật :

      Report

      So sánh

      Onlinebank.com.vn là website so sánh tài chính như các khoản vay, bảo hiểm, thẻ tín dụng ... giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau của từng sản phẩm.
      Follow Us

      Liên kết: Hayhomes.com | CardTOT | Tin tức BĐS | Mua sắm Hayhomes

      Onlinebank
      Logo
      So sánh
      • Total (0)
      So sánh
      0