Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh việc hoạt động theo xu hướng 4.0

LưuĐã lưuRemoved 0
Like+1
Like+1

Việc đẩy mạnh và đón đầu xu hướng 4.0 nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng, các ngân hàng thương mại đặt ra mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng ngân hàng điện tử, không ngừng hoàn thiện và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Đẩy mạnh chuyển đổi số theo xu hướng 4.0

Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp xu hướng 4.0, ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài cuộc đua kỷ nguyên công nghệ số khi phải liên tục đổi mới, sáng tạo để cho ra đời những sản phẩm, dịch vụ khác biệt, thu hút khách hàng và gia tăng tính cạnh tranh. Mới đây, Ngân hàng Bản Việt là một trong các ngân hàng tiên phong đưa vào các tính năng giao dịch mới phục vụ khách hàng không cần phải đến ngân hàng như mở thẻ tín dụng online, chuyển/nhận tiền 24/7 bằng QR hoặc số điện thoại, vay cầm cố sổ tiết kiệm, nhiều hình thức gửi tiết kiệm để chọn lựa trên ngân hàng số Dimigi. Sự xuất hiện của Dimigi đã được thị trường đánh giá là một trong 3 sự kiện hot về ngân hàng số trong năm qua.

Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh việc hoạt động theo xu hướng 4.0

Không nằm ngoài xu thế này, mới đây Nam Á bank triển khai ứng dụng in mã QR trên sổ tiết kiệm, hợp đồng tiền gửi và chứng chỉ tiền gửi. Là một trong số các ngân hàng tiêu biểu triển khai ứng dụng này, ông Nguyễn Tấn Đức, Giám đốc Nam Á bank chi nhánh Bình Dương, cho biết phương thức quét mã QR code để thực hiện các giao dịch số được xem là giải pháp tối ưu để khách hàng có thể chủ động đối chiếu, kiểm tra chi tiết trạng thái các khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn, phòng tránh những trường hợp rủi ro không mong muốn xảy ra. Theo ông Nguyễn Tấn Đức, việc triển khai ứng dụng mã QR code trên sổ tiết kiệm giúp khách hàng đối chiếu thông tin tiền gửi đơn giản, chủ động và tiện lợi nên khách hàng sẽ hoàn tất các thủ tục giao dịch tại ngân hàng với thời gian rất nhanh chóng và đơn giản. Sắp tới Nam Á bank sẽ tiếp tục ứng dụng mã vạch này trên danh thiếp các ấn phẩm về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhằm tạo điều kiện giúp khách hàng dễ tra cứu, tiếp cận những thông tin cần thiết trong các giao dịch của mình.

Đại diện Ngân hàng TPBank cũng cho biết ngân hàng đã hoàn thành việc triển khai phát hành và chấp nhận thanh toán thẻ TPBank mang thương hiệu Visa Pay ware với công nghệ không tiếp xúc. Để thanh toán, khách hàng chỉ cần chạm nhẹ, hoặc đặt thẻ TPBank trước máy POS/ mPOS chấp nhận thanh toán không dây với khoảng cách từ 1 – 10cm theo bất kỳ chiều nào mà rất an toàn, an tâm so với việc đưa thẻ cho nhân viên các cửa hàng quét thanh toán. Đây là bước đi tiên phong tiếp theo của TPBank trong việc đưa công nghệ thanh toán không tiếp xúc vào các sản phẩm thẻ, đem lại trải nghiệm sử dụng cao cấp, an toàn hơn cho khách hàng, hứa hẹn sẽ thúc đẩy hành vi mua sắm của người dùng, kích cầu kinh tế, tích cực với thương mại điện tử.

Thực tiễn đổi mới công nghệ tại ngân hàng

Đón đầu làn sóng công nghiệp 4.0, ngành ngân hàng Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đầu tư phát triển nhiều ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị.
Theo các chuyên gia kinh tế, đến nay, những thành tựu công nghệ nổi bật của cách mạng công nghiệp xu hướng 4.0 là Internet kết nối vạn vật (IoTs- Internet of Things); Dữ liệu lớn (Big Data); Trí tuệ nhân tạo (AI-Atificial Intelligence); Công nghệ chuỗi khối (Blockchain)… đều mang đến những cơ hội lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trên nhiều khía cạnh.

Cụ thể như tăng việc tiếp cận thị trường quốc tế cho các ngân hàng trong nước, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo hướng hiện đại, hiệu quả hơn để gia tăng lợi nhuận.

Phó Thống đốc cũng chỉ ra một số dịch vụ của các ngân hàng thương mại như Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) với ngân hàng tự động LiveBank, Ngân hàng Phương Đông Việt Nam (OCB) với chiến lược chuyển đổi ngân hàng số, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) với không gian ngân hàng số Digital Lab, Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) với corebank thế hệ mới và kho dữ liệu doanh nghiệp (EDW) hiện đại, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) với ứng dụng trở lý ảo ChatBot phục vụ 24×7 trên mạng xã hội…

Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho biết, quá trình số hóa diễn ra với mọi sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, từ thanh toán, chuyển tiền, cho vay, tiết kiệm đến quản lý tài chính. Sự ra đời của mô hình ngân hàng số, như LiveBank của TPBank, là ví dụ điển hình cho xu hướng này, đồng thời đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi của tầng lớp khách hàng trẻ tuổi.

Trước xu thế của cuộc cách mạng xu hướng 4.0, Agribank cũng đẩy mạnh phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử đáp ứng thị hiếu của người dùng như: A Transfer Service (cho phép khách hàng thực hiện giao dịch chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tin nhắn SMS tại bất kỳ nơi nào có phủ sóng viễn thông di động); A PayBill (cho phép khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn SMS); Agribank Emobile Banking (cho phép khách hàng thực hiện nhiều dịch vụ về tài chính ngân hàng như: chuyển khoản trong hệ thống Agribank, nạp tiền điện thoại trả trước, mua thẻ game, thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn, nộp tiền ví điện tử Vnmart… và các dịch vụ phi tài chính ngân hàng như: trao đổi thông tin, thông tin vé máy bay, quản lý đầu tư, tra cứu thông tin…).

Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước đã tiếp cận với Fintech một cách chủ động bằng việc thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực Fintech với nhiệm vụ quan trọng là nhằm xây dựng khung pháp lý cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Viết Lợi thì nhìn vào sự phát triển của Fintech tại Việt Nam cho thấy vẫn thiếu cơ chế chính sách để thu hút sự đầu tư vào Fintech.

Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh việc hoạt động theo xu hướng 4.0
Đứng trước các cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp xu hướng 4.0 ngành ngân hàng cũng đã xác định tập trung nguồn lực để nghiên cứu, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo môi trường sinh thái tốt cho các tổ chức tín dụng và các công ty Fintech phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ số để gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp.

Tăng trưởng mảng dịch vụ

Thông tin từ các ngân hàng cho biết việc phát triển sản phẩm dịch vụ công nghệ 4.0 mang lại sự tăng trưởng tốt về số lượng khách hàng mới. Trong năm 2021, tổng lượng khách hàng tăng ở mức gần gấp đôi so với năm 2020. Ông Ngô Quang Trung, Tổng Giám đốc Ngân hàng Bản Việt, cho biết năm 2021 có nhiều thách thức, ảnh hưởng nặng không lường trước của dịch bệnh và những thay đổi của thị trường. “Bên cạnh những định hướng chung đã được đưa ra đầu năm, chúng tôi đã nhanh chóng và linh hoạt điều chỉnh các chương trình, chính sách để bảo đảm sự ổn định và tăng trưởng phù hợp. Không chỉ mở rộng được quan hệ khách hàng mới, tỷ lệ khách hàng gắn bó với ngân hàng chúng tôi trong năm 2021 rất cao. Điều này cho thấy sự tin tưởng và uy tín ngân hàng ngày càng cao đối với khách hàng và người tiêu dùng ngày càng đặt niềm tin vào việc đầu tư công nghệ 4.0”, ông Ngô Quang Trung nói.

Đại diện Ngân hàng Quân đội (MB) chi nhánh Bình Dương, cho biết trong 3 năm trở lại đây tốc độ gia tăng khách hàng sử dụng giao dịch tự động của hệ thống MB đạt con số kỷ lục, trên hàng chục triệu người, tỷ lệ giao dịch trên kênh số đạt trên 92%, với những bước tiến số mạnh mẽ, nhu cầu giao dịch trên các kênh thương mại điện tử ngày càng cao. Dự kiến trong 5 năm tới, con số này sẽ lên tới 10.000 lượt người dùng, tức là cứ 10 giây MB lại xử lý được 10.000 lượt giao dịch, điều này đồng nghĩa với việc MB sẽ tiếp tục nâng cấp và gia tăng mức độ đầu tư công nghệ trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Thái Minh Quang, Giám đốc Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình Dương, cho biết thực tế trong năm qua Vietcombank đã không ngừng cải tiến các chức năng của ứng dụng Digibank dành cho khách hàng cá nhân với sự ưu việt nổi trội như chuyển tiền thông tin tài khoản tiết kiệm, quản lý thẻ, rút tiền bằng QR, thanh toán thông minh… Gần đây, Vietcombank cũng đã phát triển dịch vụ ngân hàng số giúp doanh nghiệp giao dịch thuận tiện, tối ưu chi phí, hỗ trợ phục hồi và tạo đà bứt phá. “Tính đến nay, việc sử dụng các dịch vụ của khách hàng đã gia tăng ở mức 2 con số. Triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử đã giúp ngân hàng ứng phó kịp thời, giao dịch liên tục giữa khách hàng và ngân hàng”, ông Nguyễn Thái Minh Quang nói.

Nguồn: Báo Bình Dương

Xem thêm: Tăng cường chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng với điện toán đám mây lai – Onlinebank

×

    ---------------------------------------------------------

    Chọn nhu cầu của bạn ở đây:

    ---------------------------------------------------------

    Nơi ở hiện tại:

    Câu hỏi bảo mật :

    Liên hệ tư vấn
    ×

      Báo lỗi:

      Câu hỏi bảo mật :

      Report

      So sánh

      Onlinebank.com.vn là website so sánh tài chính như các khoản vay, bảo hiểm, thẻ tín dụng ... giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau của từng sản phẩm.
      Follow Us

      Liên kết: Hayhomes.com | CardTOT | Tin tức BĐS | Mua sắm Hayhomes

      Onlinebank
      Logo
      So sánh
      • Total (0)
      So sánh
      0