Học cách tiết kiệm mỗi ngày để trở nên giàu có

Học cách tiết kiệm mỗi ngày trong thế giới nhiều “cạm bẫy” chi tiêu sẽ giúp bạn rất nhiều trong tương lai. Nếu bạn không học cách tiết kiệm, các khoản thu nhập hàng tháng sẽ nhanh chóng cạn kiệt. Đây là mối lo lắng không chỉ của những người trẻ mà cả những người tuổi trung niên đang suy nghĩ cách để có một khoản tích lũy kha khá sau khi nghỉ hưu.

Sau đây là một số bí kíp có thể giúp bạn bắt đầu thực hành thói quen tiết kiệm mỗi ngày.

học cách tiết kiệm

1. Công thức “6 cái lọ”

Tự động trích tài khoản hàng tháng của bạn cho các khoản tiền theo kế hoạch là một cách tiết kiệm thông minh. Theo công thức “6 cái lọ” do T. Harv Eker lập ra, hãy chia tiền của bạn thành 6 cái lọ hoặc 6 tài khoản ngân hàng, hay còn gọi là 6 quỹ tài chính.

Tỷ lệ của 6 quỹ này được tính như sau:

  • 55% thu nhập dành cho các nhu cầu chi tiêu cần thiết hằng ngày: ăn uống, hóa đơn điện nước…
  • 10% tiết kiệm dài hạn: dùng cho những trường hợp khẩn cấp, hoặc mục tiêu lâu dài như mua nhà, mua ôtô, cho con vào đại học, nghỉ hưu…
  • 10% cho giáo dục: tham gia các lớp học, hội thảo, mua sách vở…
  • 110% hưởng thụ: chăm sóc bản thân với các sản phẩm và dịch vụ cao cấp như 1 chiếc túi hàng hiệu đắt tiền, hay 1 chuyến du lịch châu Âu…
  • 10% tự do tài chính: dùng để đầu tư, kinh doanh tạo ra thu nhập thu động cho bạn.
  • 5% từ thiện.

Mỗi khi có thu nhập từ lương, thưởng hay bất kể nguồn nào, hãy chia tiền vào ngay 6 quỹ này. Đây được coi là công thức quản lý tiền dễ nhất, hiệu quả nhất và đơn giản nhất trên toàn thế giới.

2. Sử dụng ứng dụng quản lý tiền

Nếu bạn lo lắng không biết hàng tháng mình chi tiêu như thế nào, hãy thử cài một ứng dụng quản lý tiền để ghi chép lại các chi tiêu hàng ngày của bạn, nhận thông báo khi bạn chi tiêu vượt mức cho phép, hay thậm chí là chuyển tiền vào tài khoản tiết kiệm dựa trên số dư tài khoản hàng ngày của bạn. Nếu cả bạn và người bạn đời đều đang cố gắng chi tiêu trong mức ngân quỹ của gia đình, thì ứng dụng này sẽ hữu ích cho việc quản lý chi tiêu cho cả hai.

3. Tích cực trả các khoản nợ

Sẽ rất rắc rối nếu như các khoản nợ hàng tháng của bạn đều đến hạn thanh toán, và việc chậm thanh toán bất kỳ một khoản nợ nào có thể sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn. Vì vậy, bạn cần có một kế hoạch trả nợ và thanh toán một cách tự động. Hãy xem xét một trong hai giải pháp: ưu tiên thanh toán các khoản vay hoặc nợ thẻ tín dụng nhỏ giúp mang lại tâm lý nhẹ nhõm, tốt hơn, hoặc thanh toán các khoản nợ với lãi suất cao trước.

Nếu không có sẵn nguồn thu nhập để trả nợ, hãy xem xét một khoản vay có lãi suất thấp tại ngân hàng, sau đó trả hết các khoản vay ngân hàng hoặc nợ thẻ tín dụng lãi suất cao. Bằng cách này, bạn sẽ đơn giản hóa được việc thanh toán và tiết kiệm từ chênh lệch lãi suất.

4. Tận dụng chiết khấu

Hãy xem xét lựa chọn 1 nhà cung cấp cho mỗi nhóm sản phẩm/ dịch vụ bạn cần sử dụng để được hưởng mức chiết khấu cao hơn. Ví dụ, mua bảo hiểm nhà và bảo hiểm xe hơi từ 1 công ty sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn vì nhiều doanh nghiệp thường đưa ra chiết khấu để khuyến khích khách hàng dùng nhiều sản phẩm của họ cùng lúc. Hay nếu như bạn đang sử dụng các dịch vụ điện thoại, truyền hình cáp, internet từ nhiều nhà cung cấp, bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn việc sử dụng các gói của cùng một nhà cung cấp.

Vì vậy, hãy nhanh chóng gọi điện đến từng nhà cung cấp để hỏi xem liệu việc sử dụng nhiều dịch vụ cùng lúc của họ sẽ mất tổng chi phí là bao nhiêu, từ đó có được sự lựa chọn tốt nhất.

5. Học cách tiết kiệm mỗi ngày bằng cách nói “không”

Nếu đang gặp khó khăn khi tiết kiệm tiền, bạn phải học cách nói “không” với các khoản chi tiêu không cần thiết, nằm ngoài kế hoạch ngân sách như chi mua cà phê hảo hạng, ăn nhà hàng sang trọng, đi nghỉ tại khu nghỉ dưỡng đắt tiền…; hay cân nhắc kỹ trước khi quyết định đi chơi, du lịch xa với bạn bè.

Onlinebank

So sánh

Onlinebank.com.vn là website so sánh tài chính như các khoản vay, bảo hiểm, thẻ tín dụng ... giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau của từng sản phẩm.
Follow Us
So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0