Tình hình room tín dụng ngân hàng trong những tháng cuối năm 2022

Hiện nay nhiều ngân hàng thương mại, doanh nghiệp đang sốt ruột chờ Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng để có vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc nới room tín dụng vẫn đang được Ngân hàng Nhà nước xem xét và rất thận trọng vì lo ngại lạm phát lẫn nợ xấu tiếp tục tăng trở lại.

Trong tháng 9, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét nới room cho 13 ngân hàng từ 4-5%. Dự kiến hơn 457.000 tỉ đồng dư nợ tín dụng mới được mong đợi bổ sung đưa ra thị trường vào những tháng cuối năm 2022. Nếu việc nới room được thực hiện, doanh nghiệp có thêm vốn để phục hồi và tăng trưởng hậu Covid-19.

Tình hình lạm phát hiện nay như thế nào?

Lạm phát cơ bản tháng 7/2022 tăng 0,58% so với tháng trước, tăng 2,63% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,44% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,54%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Tình hình room tín dụng ngân hàng trong những tháng cuối năm 2022

Trong tháng 8, Việt Nam nằm trong nhóm có chỉ số CPI cận thấp

Chiều 24/8, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, hiện nay Việt Nam nằm trong nhóm những nước có chỉ số lạm phát cận thấp của thế giới, giỏ hàng hóa để tính CPI của Việt Nam không khác nhiều so với thế giới. Cụ thể, Nhật Bản, Trung Quốc,… nằm trong nhóm rất thấp, CPI chỉ tăng khoảng 1,8%; Việt Nam trong 7 tháng tăng CPI 2,54%, nằm trong nhóm CPI tăng cận thấp, khoảng 2-3% (tương đương với các nước: Malaysia, Indonesia, Brunei,…); trong khi đó nhiều nước EU, Mỹ, Canada nằm trong nhóm CPI tăng cao (trên 8%).

Tại cuộc họp, Bộ Tài chính cập nhật 2 kịch bản điều hành giá trong những tháng cuối năm và đưa ra nhận định dự báo CPI bình quân năm 2022 tăng trong khoảng 3,37 – 3,87%. Dự báo này tương đối sát với dự báo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng nhà nước Việt Nam khi 2 cơ quan này lần lượt dự báo CPI bình quân năm 2022 sẽ nằm trong khoảng 3,4 – 3,7%.

Công tác điều hành tín dụng đối với nền kinh tế được đảm bảo mở rộng an toàn, hiệu quả, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Tính đến 15/8/2022, tín dụng tăng 9,62% so với cuối năm 2021. Trong bối cảnh các nguồn huy động vốn cho sản xuất kinh doanh từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, việc hỗ trợ dòng vốn tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình.

Công tác điều hành tín dụng đối với nền kinh tế được đảm bảo mở rộng an toàn, hiệu quả, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Tính đến 15/8/2022, tín dụng tăng 9,62% so với cuối năm 2021. Trong bối cảnh các nguồn huy động vốn cho sản xuất kinh doanh từ thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, việc hỗ trợ dòng vốn tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phục hồi sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình.

Ngân hàng hết room, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay

Hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng liên tục “nóng” thời gian gần đây khi nhiều ngân hàng dùng hết hạn mức, DN và người đi vay “nháo nhào” vì thiếu vốn. Qua tìm hiểu, nhiều DN chia sẻ, khó khăn nhất hiện nay với họ chính là thiếu vốn. Vay ngân hàng không dễ dàng, trong khi chi phí đầu vào sản xuất đã tăng cao 30 – 50% đè nặng lên DN giai đoạn phục hồi.

Tính đến đầu tháng 8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn chưa nới “room” cho bất kỳ nhà băng nào. Một số nhân viên ngân hàng cũng thừa nhận, bản thân ngân hàng cũng “mòn mỏi” chờ cấp thêm “room” vì năm nay “căng thẳng”, lo lạm phát. Nhiều khách hàng rất cần giải ngân nhưng phải xếp “lốt” chờ, khi có khách trả nợ thì dư nợ cho vay giảm, sẽ “nới” được thêm.

Room tín dụng ngân hàng sẽ được nới trong thời gian tới?

Ngày 26/8, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%.

Tình hình room tín dụng ngân hàng trong những tháng cuối năm 2022

Tại hội nghị, các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh một số tỉnh, thành phố đã chia sẻ về các khó khăn khi đưa chính sách hỗ trợ lãi suất vào thực tế.

Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý, khó khăn mà các ngân hàng thương mại nêu ra không bao gồm việc hạn chế tăng trưởng tín dụng (room tín dụng).

Trước đó, cũng tại một hội nghị do Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức để triển khai Nghị định 31/2022/NĐ-CP, tất cả các ngân hàng được phát biểu ý kiến đều cho biết đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực và rất ủng hộ việc thực hiện chính sách. Thế nhưng, đại diện các ngân hàng cũng đồng loạt đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Như vậy, nhiều khả năng, khó khăn về “room” tín dụng đã được nhà điều hành tiền tệ giải quyết, hoặc đây không còn là vướng mắc khiến việc giải ngân gói hỗ trợ lãi suất bị chậm trễ.

Thay vào đó, các khó khăn được các ngân hàng nêu ra lần này chủ yếu liên quan đến việc xác định đối tượng thụ hưởng, điều kiện cho vay, loại tiền giải ngân, quy định phải có đăng ký kinh doanh của các hộ kinh doanh… Đặc biệt, tâm lý e ngại của khách hàng khi tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước thì phải tuân thủ hậu kiểm, thanh tra, kiểm toán, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Những ngân hàng sẽ được nới room tín dụng trong tháng 9

Ngân hàng Nhà nước dự kiến trong tháng 9 này sẽ có thông báo hạn mức tăng trưởng tính dụng đến các Ngân hàng thương mại. Hơn 457.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng mới sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng, với mức dự báo hạn mức bổ sung sẽ vào khoảng 3-5%.

Theo lãnh đạo NHNN, việc cấp ”room” sẽ dựa trên chất lượng tài sản, quy mô hoạt động của từng ngân hàng. Thứ hai là xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN.

VCBS: VPBank có thể được nới room tín dụng ở mức cao 23%

“Cửa sáng” nhất dành cho Vietcombank. Tính đến hết tháng 6, dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank đã tăng tới 14,6%. Nếu tính thêm cả trái phiếu, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này ước tính đạt gần 14,4%, vượt khá xa so với hạn mức 10% được tạm cấp.

Tuy nhiên, VietcomBank là ngân hàng có sự hỗ trợ mạnh mẽ cho nền kinh tế trong 2 năm đại dịch Covid-19 và hiện đang có lợi thế vì nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém, room tín dụng của Vietcombank khả năng sẽ được nới thêm ít nhất 5% trong đợt nới room gần nhất.

Cũng có lợi thế về nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng MB cũng sẽ được ưu ái về room, và nhiều khả năng mức nới room của MB ở mức thấp hơn Vietcombank (khoảng 4%). Với MBBank, tăng trưởng riêng cho vay khách hàng đến cuối tháng 6 của ngân hàng mẹ đã là 14,25%, xấp xỉ mức trần tín dụng 15% được NHNN cấp.

Tương tự, BIDV năm nay được NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 10%. Tuy nhiên, với dư nợ cho vay khách hàng đạt trên 1.449 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 6, riêng số dư cho vay này của ngân hàng đã tăng 9,8% so với đầu năm. Thậm chí, nếu tính cả số dư nợ tín dụng cấp thông qua đầu tư trái phiếu, tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm của nhà băng này đã vượt mức 11%. Tuy nhiên, không có lợi thế như Vietcombank và MB, nhiều khả năng BIDV sẽ được nới thêm room nhưng chỉ khoảng 3%.

Một số ngân hàng khác có thể được NHNN cấp thêm 3% hạn mức tăng trưởng tín dụng lần này khả năng còn có thể gồm: VietinBank, ACB, HDBank, SHB, Sacombank, VPBank, LienVietpostBank, MSB, Seabank, Eximbank,VIB và OCB.

Trong danh sách này, HDBank mới đây cũng đã công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về kế hoạch tham gia thực hiện việc tái cơ cấu một tổ chức tín dụng theo hình thức nhận chuyển giao bắt buộc.

LienVietPostBank không nằm trong nhóm tăng trưởng tín dụng cao và hết “room” NHNN cho phép, nhưng LienVietPostBank khả năng nằm trong danh sách nới room đợt này bởi ngân hàng có tham gia việc tái cơ cấu một số quỹ tín dụng nhân dân.

Tổng hợp

 

>>> Xem thêm:

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0