Phát mại tài sản là gì? Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp không?

LưuĐã lưuRemoved 0
Like+1
Like+1

Mục lục

Vay vốn với tài sản đảm bảo hiện nay có lẽ không còn xa lạ đối với nhiều người có nhu cầu vay ngân hàng. Tuy nhiên, trường hợp vay thế chấp ngân hàng nhưng không còn khả năng thanh toán khoản nợ của mình khi đến hạn hoặc vi phạm nghĩa vụ thanh toán quy định trong hợp đồng thế chấp tài sản, ngân hàng lúc này sẽ bắt đầu can thiệp bằng việc phát mại tài sản thế chấp của khách hàng. Vậy phát mại là gì? Trình tự và thủ tục khi phát mại tài sản như thế nào? Ngân hàng có thực sự được phép phát mại tài sản thế chấp của khách hàng không, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Phát mại tài sản là gì?

Phát mại tài sản là quá trình công bố và bán tài sản công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thanh toán nợ. Khi khách hàng không có khả năng chi trả các khoản vay thì ngân hàng sẽ công bố bán tài sản mà bạn đã thế chấp để đảm bảo việc thanh toán các khoản nợ mà bạn đã vay và không có khả năng trả nữa.

Phát mại tài sản là gì? Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp không?
Hành vi phát mại tài sản có thể được người sở hữu tài sản, do người có quyền theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật thực hiện nhằm mục đích thanh toán khoản nợ phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc từ một sự kiện được pháp luật quy định. Do liên quan đến nhiều bên nên pháp luật có những quy định cụ thể về điều kiện, trình tự và thủ tục phát mại tài sản. Tài sản phát mại có thể là động sản hoặc có thể là bất động sản. Trong quan hệ giữa các chủ thể thực hiện hành vi thương mại, dân sự, phát mại là một trong những biện pháp xử lí tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ đối với một doanh nghiệp, hoặc đơn vị kinh doanh khi lâm vào tình huống phá sản hay chấm dứt hoạt động, doanh nghiệp bắt buộc phải bán các tài sản của mình để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán. Phần tài sản còn lại sau khi đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ sẽ được chia đều cho các cổ đông theo tỉ lệ cổ phần nắm giữ.

Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp không?

Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp trong trường hợp các hợp đồng thế chấp, thông thường ngân hàng và bên thế chấp sẽ thỏa thuận điều khoản về xử lý tài sản đảm bảo. Nếu bên vay vốn ngân hàng vi phạm về nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao tài sản thế chấp để phát mại tài sản. Nếu bên thế chấp đồng thuận thì ngân hàng có quyền tiếp quản tài sản, đồng thời tiến hành thủ tục phát mại, đấu giá tài sản theo quy định.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn pháp lý và tránh rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo khi chủ sở hữu không tự nguyện bàn giao tài sản để phát mại. Một số ngân hàng thương mại đã chọn phương án khởi kiện ra tòa án để giải quyết vụ tranh chấp.
Như vậy: Ngân hàng được quyền phát mại hoặc có thể đấu giá tài sản theo phương thức thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã giao kết.

Trường hợp nào ngân hàng phát mại tài sản thế chấp?

Khi ngân hàng thực hiện các biện pháp có thể áp dụng để thu hồi nợ nhưng vẫn không thể thu hồi đủ số nợ mà khách hàng đã vay trước đó. Ngân hàng sẽ xem xét khả năng trả nợ của khách hàng nếu không còn bất kỳ nguồn nào có thể thu hồi số nợ thì ngân hàng sẽ thực hiện biện pháp là kiện ra Tòa án có thẩm quyền để phát mại tài sản mà khách hàng đó đã dùng để bảo đảm khoản vay. Các phương thức phát mại tài sản sẽ được thực hiện theo quy định Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015.

Phát mại tài sản là gì? Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp không?
Cụ thể ngân hàng có thể xử lý tài sản theo những phương thức bên dưới nếu ngân hàng và người thế chấp có thỏa thuận phương thức xử lý tài sản thế chấp khi ký kết hợp đồng thế chấp bao gồm:

  • Bán đấu giá tài sản
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện các nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác

Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản theo đúng quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, hay phát mại tài sản trừ trường hợp luật có quy định khác.
Khi vi phạm nghĩa vụ và không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng thì người thế chấp không có quyền định đoạt về tài sản thế chấp.

Trình tự và thủ tục phát mại tài sản thế chấp ngân hàng

Quá trình xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách công khai và minh bạch để cho mọi người cùng được biết, bảo đảm tính khách quan để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch. Các cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định theo các trình tự thủ tục theo quy định của Luật đấu giá tài sản, Luật đất đai (nếu tài sản phát mại là đất đai) và các văn bản của pháp luật có liên quan.

Các bước của thủ tục phát mại tài sản bao gồm như sau:

Bước 1: Thông báo về việc xử lý phát mại tài sản

Người xử lý tài sản sẽ ra thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận tài sản bảo đảm khác theo địa chỉ được lưu trữ tại các cơ quan đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý các tài sản bảo đảm trước khi xử lý tài sản bảo đảm. Theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm những nội dung chủ yếu bao gồm:

  • Văn bản phải nêu rõ lý do tài sản bị xử lý
  • Mô tả các thông tin về tài sản
  • Các nghĩa vụ được bảo đảm
  • Các thông tin về địa điểm xử lý tài sản và thời gian, phương thức xử lý tài sản bảo đảm

Bước 2: Định giá tài sản

Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản hoặc bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm. Trong quá trình định giá phải bảo đảm được tính khách quan, phù hợp với giá thị trường.

Phát mại tài sản là gì? Ngân hàng có quyền phát mại tài sản thế chấp không?

Bước 3: Bán tài sản

Vào trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời điểm được nhận lại tài sản bảo đảm trước khi xử lý.

Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm hoặc không thực hiện nghĩa vụ thì các tài sản này được bán đấu giá. Số tiền thu được từ việc xử lý khi phát mại quyền sử dụng đất được thanh toán trước cho chủ sở hữu tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bao gồm những nội dung như sau:

  • Tên tài sản, nơi có tài sản đấu giá
  • Tên của tổ chức đấu giá và người có tài sản đấu giá, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá
  • Thời gian đấu giá tài sản, địa điểm đấu giá tài sản
  • Thời gian và địa điểm đăng ký tham gia đấu giá
  • Điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá
  • Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm; tiền đặt trước

Bước 4: Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý phát mại

Số tiền thu được có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản hồ sơ, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được các bên thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo quy định, sự thỏa thuận hoặc pháp luật.

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý nhỏ hơn giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm và các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi xử lý phát mại quyền sử dụng tài sản.

Trường hợp số tiền nhận được từ việc xử lý tài sản bảo đảm sau khi thanh toán cho các chi phí thu giữ các tài sản, quá trình bảo quản và xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố lớn hơn so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền sau khi có được nếu chênh lệch phải được trả cho người có tài sản còn lại nếu có.

Bước 5: Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người kế sở hữu sau khi xử lý tài sản bảo đảm

Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu. Hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này.

Thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người có quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý được thực định của pháp luật.

Sau đó thì người nhận chuyển quyền sở hữu đất và quyền sử dụng tài sản đó được văn phòng đăng ký đất đai các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người sử dụng đất theo quy định.

 

>>> Xem thêm

  1. Không trả tiền chuyển khoản nhầm có thể bị phạt cải tạo tới 2 năm – Onlinebank
  2. Vốn vay là gì? Tại sao nên vay vốn dù không trong tình trạng gặp khó khăn về tài chính – Onlinebank
  3. Hồ sơ vay tín chấp cần những gì? Vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng được không? – Onlinebank
×

    ---------------------------------------------------------

    Chọn nhu cầu của bạn ở đây:

    ---------------------------------------------------------

    Nơi ở hiện tại:

    Câu hỏi bảo mật :

    Liên hệ tư vấn
    ×

      Báo lỗi:

      Câu hỏi bảo mật :

      Report

      So sánh

      Onlinebank.com.vn là website so sánh tài chính như các khoản vay, bảo hiểm, thẻ tín dụng ... giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau của từng sản phẩm.
      Follow Us

      Liên kết: Hayhomes.com | CardTOT | Tin tức BĐS | Mua sắm Hayhomes

      Onlinebank
      Logo
      So sánh
      • Total (0)
      So sánh
      0