Vay tín chấp là gì? Lãi suất vay tín chấp tháng 11/2019

Vay tín chấp là hình thức vay thông dụng và được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Người vay thường chọn hình thức này khi có nhu cầu vay tiền mặt để chi tiêu trong tiêu dùng, vay tiền để mua xe, mua điện thoại, mở thẻ bảo hiểm và các việc cần thiết khác. Vậy vay tín chấp là gì, và khi lựa chọn người vay cần phải lưu ý những vấn đề nào? Hãy cùng Onlinebank tìm hiểu ngay dưới đây để có cho mình quyết đinh vay vốn đúng đắn nhé!

1. Vay tín chấp là gì?

Là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo. Việc cho vay dựa hoàn toàn vào mức độ uy tín của cá nhân người cho vay thông qua mức thu nhập và tài chính cá nhân. Thông thường việc vay tín chấp thường được xác định thông qua mức lương hiện tại qua tài khoản. Điều kiện cho vay của hình thức vay tiêu dùng đơn giản hơn rất nhiều so với vay thế chấp. Thay vào đó mức lãi suất thường cao hơn rất nhiều so với vay thế chấp, điều này khiến người vay khá e ngại. Tuy nhiên hình thức cho vay tín chấp theo lương được đa số khách hàng lựa chọn sử dụng.

Mặc dù hình thức đơn giản thủ tục không quá khó khăn nhưng người vay vẫn nên tìm hiểu kĩ để đưa ra quyết định tốt nhất cho bản thân.

Vay tín chấp

Vay tín chấp

2. Vay tín chấp theo lương lãi suất thấp tại các ngân hàng uy tín

Vay tín chấp có nhiều hình thức vay, có thể vay theo lương, theo bao hiểm nhân thọ, giấy phép kinh doanh hoặc cà vẹt xe,… Thường đa phần vay tín chấp theo lương là sự lựa chọn của người tiêu dùng. Ở hình thức vay này thì người vay sẽ phải trả nợ vay cả gốc lẫn lãi hằng tháng. Và đặc biệt các khoản vay tín chấp thường cho phép người vay vay trong vòng nửa năm đến 7 năm. 

Dưới đây là bảng cập nhật lãi suất vay vốn tháng 11/2019:

Ngân hàng

Mức lãi suất  (năm) Thời hạn vay tối đa Yêu cầu thu nhập/tháng

OCB

21%

5 năm

5 triệu

Shinhanbank

22%

5 năm

7.2 triệu

Sacombank

16.8% 5 năm

7 triệu

Lienvietpostbank

15% 4 năm

5 triệu 

Techcombank

18% 5 năm 5 triệu
TPBank 17% 4 năm

7 triệu

VIB

17% 5 năm

6 triệu

VPbank

22% 5 năm 4 triệu
ACB 27% 5 năm

7 triệu

Citibank

20% 4 năm 10 triệu

ANZ

20% 5 năm 8 triệu
Maritimebank 23.2% 5 năm

5 triệu

HSBC

15,99%

4 năm

6 triệu

Prudential Finance

18% 4 năm 4 triệu

Standard Chartered

18% 5 năm

10 triệu

HDbank 28% 3 năm

6,5 triệu

Vietcombank

15% 5 năm

5 triệu

FE Credit 31,5% 3 năm

3 triệu

 

Khi quyết định vay vốn, để được vay tín chấp lãi suất thấp người vay cần lựa chọn và cân nhắc thật kĩ, vì khi đã vay ngân hàng thì mức lãi suất sẽ tăng theo thời gian. 

3. Các loại lãi suất khi vay 

Đặc biệt khi muốn so sánh các khoản vay vốn, người vay cần chú ý đến các loại lãi vay.

Có hai loại lãi suất: lãi tính trên dư nợ ban đầu và lãi tính trên dư nợ giảm dần.

  • Lãi tính trên dư nợ ban đầu là lãi suất gốc hay còn gọi là lãi suất phẳng. Lãi này tính trên nợ gốc, được tính cố định hằng tháng cho đến khi hết hợp đồng. 
  • Lãi trên dư nợ giảm dần là lãi tính dựa trên số dư nợ gốc còn lại sau khi thanh toán một phần cho ngân hàng mỗi tháng

Mặc dù có cách tính khác nhau nhưng khi so sánh hai hình thức này dựa trên tổng số tiền lãi phải trả thì số chênh lệch không quá đáng kể.

4. Những thủ tục cần thiết khi vay tín chấp

Thông thường các khoản vay, thủ tục vay tín chấp thường không quá phức tạp. Cụ thể, người vay cần những hồ sơ bao gồm: 

  • Giấy tờ chứng minh nhân thân: Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu hoặc Passport.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập: 
    • Hợp đồng lao động, hoặc bảng thống kê lương
    • Giấy đăng ký kinh doanh, thống kê tài khoản, chứng từ nộp thuế (Nếu là đơn vị kinh doanh.
    • Sao kê tài khoản, Sổ hưu trí (đối với khách hàng làm nghề tự do/đã về hưu)
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú: Hộ khẩu, KT3 
  • Và một số giấy tờ khác: cà-vẹt xe, bằng lái xe, hợp đồng bảo hiểm, hoá đơn điện nước, internet…

Khi đã đủ điều kiện và hồ sơ đầy đủ thì bạn có thể vay tín chấp tại ngân hàng phù hợp. Nếu gặp phải bất kì vấn đề gì thắc mắc Onlinebank sẽ hỗ trợ bạn tư vấn và giải đáp.

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0