TOP 10 ngân hàng thương mại được khách hàng gửi tiền nhiều nhất trong năm 2021

Theo thống kê từ báo cáo tài chính tại 26 ngân hàng thương mại trong nước, tổng tiền gửi khách hàng tăng 10,6% trong năm 2021 đạt hơn 7,4 triệu tỷ đồng (chưa gồm Agribank). Trong đó, xu hướng tăng chiếm chủ đạo tại các nhà băng.

TOP 10 ngân hàng thương mại được khách hàng gửi tiền nhiều nhất trong năm 2021

Hiện tại, BIDV là ngân hàng có số dư tiền gửi khách hàng cao nhất với hơn 1,38 triệu tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm trước. Đáng chú ý, VietinBank đã vượt qua Vietcombank để vươn lên vị trí số hai với hơn 1,16 triệu tỷ đồng, tăng 17,3%.

Trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, Sacombank hiện là ngân hàng có số dư tiền gửi khách hàng cao nhất với 427.387 tỷ đồng, xấp xỉ con số của năm trước. Tiếp đó là các ngân hàng như MB, ACB,…

TOP 10 ngân hàng có số dư tiền gửi cao nhất theo số liệu công bố đến thời điểm hiện tại là BIDV, VietinBank, Vietcombank, Sacombank, MB, ACB, SHB, Techcombank, VPBank và HDBank.

Đáng chú ý, nhiều ngân hàng ghi nhận số dư tiền gửi tăng hai chữ số, tăng mạnh nhất là tại MB với mức tăng trưởng 23,7%, đưa ngân hàng vượt thứ hạng qua ACB. Một số nhà băng có mức tăng trưởng cao phải kể đến như Kienlongbank (22,3%); TPBank (20,4%); Nam A Bank (17,4%); VietinBank (17,3%).

Trái ngược với đó, một số ngân hàng thương mại ghi nhận số dư tiền gửi khách hàng giảm như NCB (giảm 10,5%); ABBank (giảm 6,4%); SeABank (giảm 3,1%); PG Bank, Saigonbank, Sacombank.

Biến động số dư tiền gửi khách hàng tại các ngân hàng trong năm 2021

Mặc dù ghi nhận tăng trưởng nhưng theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tiền gửi dân cư và các TCKT 10 tháng đầu năm đều ở mức thấp nhất kể từ 2012 đến nay, lần lượt là 3,1% và 7,6%.

Tính đến cuối tháng 10, tổng tiền gửi tại các tổ chức tín dụng đạt hơn 10,5 triệu tỷ đồng, tăng gần 5,3% so với hồi đầu năm. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT) đạt hơn 5,2 triệu tỷ đồng, tăng 7,63% so với đầu năm, tương đương tăng 372.395 tỷ đồng.

Lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp khiến người dân ngày càng ít gửi tiền vào ngân hàng. Trong tháng 12/2021 và tháng 1/2022, lãi suất huy động tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng.

BVSC cho rằng áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu tăng mạnh có thể sẽ khiến nhiều ngân hàng phải tăng lãi suất huy động. Mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021 và nhiều khả năng sẽ tăng nhẹ trở lại (quanh 0,25%-0,5%).

Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam

Xem thêm: Hệ thống ngân hàng đẩy mạnh việc hoạt động theo xu hướng 4.0 – Onlinebank

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0