Tín dụng là gì? Các tổ chức tín dụng hoạt động dựa trên hình thức nào?

Hoạt động tín dụng hiện nay chắc không còn lạ đối với mọi người, đặc biệt những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn cho mục đích chi tiêu cá nhân hay để sản xuất kinh doanh sẽ khá quen khi nhắc đến các tổ chức tín dụng. Nhờ có tín dụng, giúp cho cuộc sống và công việc kinh doanh trở nên đơn giản hơn, và tín dụng cũng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Vậy tín dụng là gì? Các tổ chức tín dụng hoạt động dưới hình thức như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về tín dụng trong bài viết dưới đây

Tín dụng là gì?

Tín dụng (Credit) là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ vay – cho vay giữa các cá nhân và tổ chức dựa trên nguyên tắc hoàn trả. Trong đó, người vay có thể là cá nhân hay tổ chức kinh tế có nhu cầu huy động vốn; còn người cho vay là ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác hoặc ngược lại.

Mối quan hệ vay và cho vay này có những quy định và ràng buộc cụ thể như vay tín chấp hay vay thế chấp.

Bên cạnh đó, tín dụng thì luôn gắn với lãi. Lãi tín dụng được tính theo lãi suất, là giá cả của tín dụng. Căn cứ vào chủ thể tiến hành hoạt động tín dụng mà tín dụng được phân chia ra các loại như: tín dụng Nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng hợp tác xã… Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn, tín dụng được phân chia làm các loại: tín dụng ngắn hạn (thời hạn sử dụng vốn tối đa đến 12 tháng), tín dụng trung hạn (thời hạn sử dụng vốn từ trên 12 tháng đến 60 tháng), tín dụng dài hạn (thời hạn sử dụng vốn từ trên 60 tháng).

Tín dụng là gì? Các tổ chức tín dụng hoạt động dựa trên hình thức nào?

Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa bản thân ngân hàng, tổ chức tài chính với cá nhân hoặc doanh nghiệp. Bản thân ngân hàng sẽ đứng ở cả 2 vị trí: cho vay và đi vay.

Tín dụng là gì? Các tổ chức tín dụng hoạt động dựa trên hình thức nào?

Tổ chức tín dụng là gì?

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Trong đó hoạt động ngân hàng có thể được hiểu là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

Đặc điểm của tín dụng là gì?

Tín dụng thường có các đặc điểm sau:

  • Hoạt động tín dụng thường có những quy định ràng buộc người vay và người cho vay như vay thế chấp (có tài sản đảm bảo), vay tín chấp (dựa trên uy tín và khả năng thanh toán của người vay), vay thấu chi (có chứng thực thu nhập cố định),…

  • Các khoản vay tín dụng sẽ áp dụng mức lãi suất nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc người đi vay phải trả cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến kỳ hạn thanh toán.
  • Chuyển giao quyền sử dụng vốn mang tính chất tạm thời từ bên cho vay sang bên vay theo thỏa thuận giữa các bên.

Vai trò của tín dụng

Đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế

Không phải lúc nào các cá nhân và tổ chức kinh tế cũng có sẵn một lượng vốn nhất định để tài trợ cho hoạt động chi tiêu, mua sắm hay duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là đối với các trường hợp người có nhu cầu về vốn là những người lao động có thu nhập thấp hoặc các hộ gia đình sản xuất, doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Việc thiếu vốn sẽ trở thành gánh nặng kinh tế lớn trong cuộc sống và làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, tín dụng ra đời với mục tiêu giải quyết “cơn khát vốn” của các cá nhân và doanh nghiệp. Hơn nữa, các tổ chức tín dụng thường tạo điều kiện vay vốn cho bên có nhu cầu với mức lãi suất ưu đãi và thời gian vay có thể ngắn hay dài tùy theo nguyện vọng của bên vay.

Đối với nền kinh tế

Hoạt động tín dụng góp phần điều hòa dòng vốn trong nền kinh tế. Theo đó, vốn sẽ được chuyển từ những đối tượng chưa có nhu cầu sử dụng sang những người đang có nhu cầu về vốn.

Trong trường hợp nền kinh tế không ổn định, chính phủ có thể vay vốn từ các nước phát triển hay tổ chức tín dụng thế giới để ổn định nền kinh tế quốc gia. Mặt khác, để kích thích tiêu dùng hay xử lý khó khăn mà các cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, chính phủ cũng có thể áp dụng chính sách giảm lãi suất cho vay trong hoạt động tín dụng.

Đối với các ngân hàng/tổ chức tài chính

Việc cho vay và lãi suất thu từ các khoản vay là nguồn thu nhập quan trọng của các tổ chức TD này. Nhờ vậy mà các ngân hàng có thể duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Các tổ chức tín dụng tại Việt Nam hiện nay

Theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng (2004), ở Việt Nam có các loại tổ chức tín dụng sau:

  • Các tổ chức tín dụng nhà nước
  • Các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị
  • Các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn
  • Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • Các ngân hàng liên doanh
  • Các công ty tài chính
  • Các công ty cho thuê tài chính
  • Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài
  • Ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Tổ chức tín dụng hoạt động trên hình thức nào?

  • Đối với Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.
  • Đối với Ngân hàng nhà được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
  • Đối với tổ chức TD phi ngân hàng có thể được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Đối với các tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng được thành lập với 100% vốn nước ngoài thì được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • Với những ngân hàng hợp tác xã và các quỹ tín dụng nhân dân được thành lập dưới các hình thức hợp tác xã.
  • Những tổ chức tài chính vi mô được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
>>> Xem thêm <<<
So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0