Nợ xấu là gì? Nợ xấu có vay Ngân hàng được không?

LưuĐã lưuRemoved 0
Like+2
Like+2

Mục lục

Nợ xấu là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến, không chỉ riêng trong mỗi ngành tài chính Ngân hàng. Thế nhưng đôi lúc vẫn nhiều người mắc phải nợ xấu, nhưng bản thân lại không biết rõ vì sao mình mắc nợ xấu? và liệu nợ xấu có thể vay Ngân hàng được không?

Vì thế, Onlinebank sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến nợ xấu, để khách hàng cũng như người thân của mình hiểu rõ hơn và biết hướng giải quyết.

Nợ xấu là gì

Nợ xấu là gì

1. Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là gì? Hiểu một cách đơn giản, thì nợ xấu là khoản tiền mà bạn vay mượn bạn bè, người thân, người xa lạ hoặc tổ chức nào đó… trong một thời gian nhất định. Nhưng khi đến hạn trả nợ thì vì lý do nào đó mà bạn vẫn chưa có tiền để trả nợ.

Đối với Ngân hàng, thì nợ xấu là những khoản nợ vay tại các tổ chức tín dụng đã đến hạn thanh toán nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán đầy đủ và đã quá hạn trên 90 ngày tính từ ngày bắt đầu đến hạn trả.

Các khoản nợ xấu hiện hành hoặc các khoản đã phát sinh từ trước thời điểm hiện tại một khoảng thời gian, cho dù đã tất toán nhưng vẫn hiện hữu trong lịch sử tín dụng của khách hàng và ảnh hưởng trực tiếp tới điểm xếp hạng tín dụng của họ hoặc không nằm trong tiêu chí cho vay của ngân hàng, do vậy các khách hàng có nợ xấu hoặc có lịch sử nợ xấu rất khó khăn hoặc gần như không thể vay mượn tại các tổ chức tín dụng

Phân loại các nhóm nợ xấu

Phân loại nợ là việc các tổ chức tín dụng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) 

  • Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;
  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
  • Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) 

  • Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;
  • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

  • Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ha

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 

  • Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
  • Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý

2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là gì?

Cá nhân nợ xấu

  • Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dẫn tới mất khả năng thanh toán nên không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
  • Mua hàng trả góp tại các siêu thị nhưng không trả tiền đầy đủ & đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng vay tiền.
  • Sử dụng thẻ thấu chi của các ngân hàng theo lương, do chi tiêu quá mức nên đến kỳ thanh toán trong tài khoản lương không đủ tiền trả nợ nên phát sinh nợ quá hạn.
  • Không chấp nhận cách tính lãi của khoản vay nên khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu….
  • Không biết hoặc quên, hoặc cố tình không chấp nhận các khoản nợ gốc, lãi vay, phí phạt do quá hạn ngày thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.

Doanh nghệp nợ xấu

  • Các doanh nghiệp không ước tính hết các trường hợp rủi ro, cũng như các khoản chi trả định kỳ hàng tháng, khi có sự cố xảy ra như thua lỗ, phá sản dẫn đến thiếu hụt ngân sách, không thanh toán cho Ngân hàng được
  • Các doanh nghiệp đang phụ thuộc rất lớn vào vốn vay ngân hàng, hiệu quả sản xuất còn thấp, nên khi có biến động từ bên trong và bên ngoài thì đều tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn, do đó gián tiếp và trực tiếp đều gây ra nợ xấu.
  • Quy mô hoạt động của nhiều doanh nghiệp còn rất nhỏ và phụ thuộc vào thị trường thế giới. Tình hình thời tiết ở trong nước, cũng có giai đoạn nhiều khó khăn, gây ra tác động sản xuất không hiệu quả, dẫn đến khả năng không trả được nợ của các doanh nghiệp vay vốn

Vậy nợ xấu có vay Ngân hàng được không?

Nợ xấu là gì

Nợ xấu là gì

Đối với nợ nhóm 1 và nhóm 2

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán.

  • khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.
  • khoản vay trên 10 triệu đồng, khách hàng vẫn cần thu xếp tài chính để tất toán ngay khoản nợ xấu, bao gồm cả gốc và lãi phát sinh tại thời điểm thanh toán. Sau khi thanh toán hoàn tất, khách hàng hoàn toàn có quyền đề nghị ngân hàng, làm văn bản xác nhận về việc đã hoàn trả nợ đã quá hạn, và lí do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.

Vì thế, các khoản vay nằm trong nhóm 1 và nhóm 2, sau khi khách hàng thanh toán cho Ngân hàng thì sẽ không bị nợ xấu và được tiếp tục vay vốn từ các Ngân hàng tiếp theo.

Ngoài ra, một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lí do khách quan, và thực tế tình hình tài chính của người vay rất tốt.

Đối với nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5

Người vay sẽ rất khó khăn để có thể tiếp tục vay vốn vì thời gian theo quy định về xóa nợ xấu hoặc xóa khoản vay vượt quá thời hạn thanh toán là sau 5 năm. Sau khoản thời gian quy định trên nếu khách hàng hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo quy đình của từng Ngân hàng thì sẽ được xem xét.

Các lưu ý tránh bị nợ xấu

  • Hoạch định lại tài chính của mình, xem mức thu nhập ổn định của mình, vì có rất nhiều trường hợp bị mất khả năng chi trả.
  • Đối với những tổ chức chấp nhận cho vay tín chấp mặc dù bị nợ xấu thì các bạn nên cẩn thận vì có thể đây là một cách lừa đảo.
  • Khi đã bị nợ xấu thì cách tốt nhất nên cải thiện nó chứ không nên mất thời gian để liên hệ ở Ngân hàng hoặc tổ chức khác vì nguyên tắc hoạt động phải tuân thủ lịch sử tín dụng.

Trên đây là những thông tin về nợ xấu là gì? và làm thế nào để giải quyết cũng như là phòng tránh nợ xấu mà Onlinebank mang đến cho khách hàng. Rất mong những thông tin trên, sẽ mang lại một phần kiến thức bổ ích và cần thiết cho khách hàng.

 

×

    ---------------------------------------------------------

    Chọn nhu cầu của bạn ở đây:

    ---------------------------------------------------------

    Nơi ở hiện tại:

    Câu hỏi bảo mật :

    Liên hệ tư vấn
    ×

      Báo lỗi:

      Câu hỏi bảo mật :

      Report

      So sánh

      Onlinebank.com.vn là website so sánh tài chính như các khoản vay, bảo hiểm, thẻ tín dụng ... giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau của từng sản phẩm.
      Follow Us

      Liên kết: Hayhomes.com | CardTOT | Tin tức BĐS | Mua sắm Hayhomes

      Onlinebank
      Logo
      So sánh
      • Total (0)
      So sánh
      0