Ngân hàng nới ‘room’ ngoại?

LưuĐã lưuRemoved 0
Like+1
Like+1

Kiến nghị nâng ‘room’ ngoại tại ngân hàng

(Room) Theo thông tin từ Hiệp hội Ngân hàng, các chuyên gia Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đang dự thảo báo cáo “Nghiên cứu tính cần thiết của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cố phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức tín dụng”.
Quy định hiện nay, tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, cá nhân nước ngoài không quá 5% vốn điều lệ ngân hàng, tổ chức nước ngoài không quá 15% vốn điều lệ, nhà đầu tư chiến lược không quá 20% vốn điều lệ, nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan không quá 20% vốn điều lệ. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi của tổ chức tín dụng Việt Nam sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần như trên.

Ngân hàng nới 'room' ngoại?

Trong buổi làm việc giữa các chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương với Hiệp hội Ngân hàng, tỷ lệ sở hữu vốn trên được cho đang làm khó cơ hội tìm kiếm cổ đông chiến lược của các ngân hàng thương mại. Các chuyên gia đề xuất cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc cách tiếp cận mở việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại, về phát triển fintech. Chuyên gia cũng kiến nghị cập nhật quan điểm về mức độ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện khung pháp lý để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng mọi thành phần kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đối thoại cởi mở hơn với cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến cơ cấu sở hữu tại các ngân hàng thương mại.

Thời gian qua, nhu cầu tăng vốn để thực hiện tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, trước hết đối với các ngân hàng thương mại nước ta là rất lớn. Từ ngày 1/1/2020, khi chính thức triển khai Thông tư 41/2006/TT-NHNN quy định chi tiết về hệ số an toàn vốn CAR theo tiêu chuẩn Basel II thì áp lực tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại ngày một gia tăng.
Để tăng vốn, nhiều ngân hàng đã lên phương án phát hành cổ phiếu, giao dịch trên sàn chứng khoán. Các nhà băng tìm kiếm, đàm phán với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, hoặc nâng tỷ lệ vốn bán cho nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật. Nhiều ngân hàng đã thành công trong việc gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, năng lực tài chính nâng lên, tạo cơ hội để đổi mới đầu tư hạ tầng công nghệ, tăng cường thanh khoản, quản trị rủi ro sau khi hoàn tất tái cơ cấu và tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán.

Sự tham gia của các cổ đông chiến lược nước ngoài đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chất lượng quản trị ngân hàng, tăng tính minh bạch trong hoạt động; đặc biệt là động lực thúc đẩy nhanh chóng quá trình chuyển đổi số, ứng dựng tiến bộ công nghệ vào công tác quản lý, quản trị, xây dựng hệ sinh thái ngân hàng số an toàn, nhiều trải nghiệm, tăng sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh dịch vụ phi ngân hàng.
Một số ngân hàng thương mại cổ phần đã và đang tìm kiếm tốt cơ hội tăng vốn chủ sở hữu từ các cổ đông nước ngoài như: VietCapitalBank, NamABank, OCB, VIB, ACB, Techcombank, VPBank… Một số ngân hàng khác cũng đang trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn, đàm phán là dấu hiệu hết sức tích cực trong việc nâng cao năng lực tài chính.
Cuối năm 2019, có 18 ngân hàng được NHNN phê duyệt chuẩn Basel II (theo phương pháp tiêu chuẩn) đáp ứng Trụ cột 1 với yêu cầu về tỉ lệ an toàn vốn (hay còn được gọi là hệ số CAR) và Trụ cột 3 về sự minh bạch thông tin. Những ngân hàng này gồm: BIDV, Vietcombank, ACB, MB, Techcombank, VPBank, HDBank, TPBank, SeABank, MSB, VietCapitalBank, OCB, VIB, VietBank, LienVietPostBank, Nam A Bank và hai ngân hàng nước ngoài gồm Shinhan Bank và Standard Chartered Việt Nam. Trong đó, hiện tại, 4 ngân hàng chính thức công bố hoàn thành cả ba trụ cột của Basel II gồm VIB, TPBank, BIDV và VPBank.

Nới room ngoại là cần thiết

Theo các chuyên gia, cần có giải pháp mạnh hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém.

Hiện mới chỉ có 16/23 ngân hàng nội có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là chưa kể 4 NHTM 100% vốn nhà nước, trong đó có 3 ngân hàng 0 đồng cũng đang “khát khao” tìm kiếm các nhà đầu tư ngoại.

Trong khi theo Nghị định 01/2014/NĐ-CP, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng. Do đó, đã không ít lần các chuyên gia kiến nghị nới room ngoại cho các ngân hàng bởi khi hợp tác với các ngân hàng trong nước, các nhà đầu tư ngoại muốn nắm quyền chi phối các nhà băng.

Theo các chuyên gia của CIEM, các cơ quan quản lý nên cân nhắc việc tăng room ngoại tại các ngân hàng. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký VNBA cũng cho rằng, đối với các ngân hàng đã hoàn thành Basel II, đang tiếp tục nâng cao Basel III có thể nâng room ngoại lên cao hơn tỷ lệ 30%.

Các chuyên gia đề xuất nới room ngoại cho ngân hàng.Theo các chuyên gia, không chỉ các ngân hàng đã đáp ứng được Basel II mà các ngân hàng nhỏ, yếu kém cũng cần nới room ngoại. Bởi bên cạnh vốn, các nhà đầu tư ngoại sẽ giúp các ngân hàng này cơ hội tiếp cận nhanh hơn với trình độ quản trị hiện đại để tái cơ cấu thành công.

Nhỏ và yếu: Tại sao không?

Theo các chuyên gia, cần nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD, đặc biệt là những TCTD nhỏ, yếu kém.

Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 cũng đã yêu cầu hoàn thiện quy định theo hướng tăng room ngoại cho các TCTD phù hợp với các cam kết quốc tế. Trong khi Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020 cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài mua lại, sáp nhập ngân hàng yếu kém của Việt Nam.

Tuy nhiên trên thực tế, các nhà đầu tư ngoại không mấy mặn mà với việc mua lại các ngân hàng yếu kém. Đó là lý do mà GPBank– một trong 3 ngân hàng 0 đồng– dù nhiều lần đã có các nhà đầu tư ngoại “nhắm nhe”, nhưng đến nay vẫn chưa thành công. Vì vậy theo các chuyên gia, cần có giải pháp mạnh hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Chẳng hạn như Chính phủ không cấp thêm giấy phép cho thành lập ngân hàng 100% vốn ngoại, thay vào đó cho phép ngân hàng nước ngoài mua ngân hàng yếu kém để trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam…

“Một khi các ngân hàng nhỏ, yếu kém được nhà đầu tư ngoại hỗ trợ tái cơ cấu thành công, sẽ góp phần mở rộng tín dụng cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng”, một chuyên gia nhấn mạnh.

Theo Người Đồng Hành

>>>Xem thêm: Room tín dụng là gì? Các tính Room tín dụng ngân hàng – Onlinebank <<<

×

    ---------------------------------------------------------

    Chọn nhu cầu của bạn ở đây:

    ---------------------------------------------------------

    Nơi ở hiện tại:

    Câu hỏi bảo mật :

    Liên hệ tư vấn
    ×

      Báo lỗi:

      Câu hỏi bảo mật :

      Report

      So sánh

      Onlinebank.com.vn là website so sánh tài chính như các khoản vay, bảo hiểm, thẻ tín dụng ... giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau của từng sản phẩm.
      Follow Us

      Liên kết: Hayhomes.com | CardTOT | Tin tức BĐS | Mua sắm Hayhomes

      Onlinebank
      Logo
      So sánh
      • Total (0)
      So sánh
      0