Ngân hàng chính sách xã hội và sự hiệu quả trong vay vốn được thể hiện qua một số địa phương. Đã cho thấy quá trình thực hiện tốt. Và đồng bộ các giải pháp đối với vốn tín dụng chính sách xã hội. Đã làm tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, góp phần xoá đói giảm nghèo. Và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
1. Hiệu quả của vay vốn ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bình Định
Ông Nguyễn Đình Sơn, giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho biết, tổng nguồn vốn của ngân hàng đến năm 2016 là trên 2.811 tỷ đồng. Tăng gần 290 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015 và tổng doanh số cho vay năm 2016 đạt hơn 1.046 tỷ đồng.
Với nguồn vốn tín dụng ưu đãi này đã tạo điều kiện cho trên 19.000 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập; giải quyết việc làm cho 1.433 lao động trong nước và 22 lao động ngoài nước; giúp 7.965 hộ gia đình có nước sạch sinh hoạt và cải thiện công trình vệ sinh; tạo điều kiện cho 3.412 học sinh sinh viên vay vốn để học tập; hỗ trợ xây dựng 612 ngôi nhà ở, nhà tránh lũ cho hộ nghèo và trên 3.140 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn phát triển sản xuất ổn định đời sống và an sinh xã hội.
Những minh chứng cụ thể
Qua các chương trình cho vay đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả. Điển hình hộ ông Trần Văn Hùng, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tháng 4/2016 gia đình ông đã được vay 50 triệu đồng để nuôi cá nước ngọt trong ruộng lúa và chỉ trong 7 tháng thả nuôi ông đã thu hoạch được 35 triệu đồng. Từ hiệu quả này, ông tiếp tục đầu tư vào đắp bờ bao nuôi lươn với tổng diện tích 40 m2 và đến nay lươn phát triển và hứa hẹn cho thu nhập lớn.
Tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội đặt tại trụ sở UBND xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước có rất nhiều khách hàng đến thanh toán dư nợ cũ và làm thủ tục vay tiếp nguồn vốn mới theo các chương trình tín dụng ưu đãi.
Tại đây, chị Nguyễn Thị Ngọc Sương, sinh năm 1975, quê quan thôn Phú Mỹ 1, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước xúc động cho biết, gia đình thuộc diện hộ nghèo, chồng chết do tai nạn giao thông, một mình phải nuôi 2 đứa con ăn học đời sống vô cùng khó khăn. Nhưng khi được vay 30 triệu đồng cho 2 con ăn học và đến nay một cháu đã ra trường có việc làm thu nhập ổn định và hôm nay đến trả hết nợ cũ và tiếp tục vay món mới để về phát triển chăn nuôi bò.
Cách nhà chị Sương không xa là gia đình chị Nguyễn Thị Nghị, 42 tuổi tại thôn Thanh Quang, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước. Đây là một gia đình gồm có 2 vợ chồng và 4 người con còn đang ở tuổi ăn tuổi học, đời sống rất khó khăn. Nhưng cách đây gần 4 năm gia đình chị Nghị đã được vay vốn phát triển chăn nuôi bò và vốn vay từ chương trình Học sinh sinh viên và với nguồn vốn từ các chương trình này đã giúp gia đình chị vượt qua khó khăn, các con đều được đến trường, trong đó người con gái đầu được học năm thứ 2 tại Trường Đại học Quy Nhơn và là học sinh giỏi được nhận học bổng của nhà trường.
Bên cạnh đó, gia đình chị Nghị cũng vay vốn nuôi một cặp bò giống, đến nay đã phát triển lên một đàn 7 con; gia đình chị đã bán 2 con cho con lo cho con ăn học và hiện còn 5 con sắp đến bán tiếp 3 con trả nợ ngân hàng đến hạn và cải thiện dần đời sống sinh hoạt của gia đình.
Ông Nguyễn Thanh Phú, phó chủ tịch UBND xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước cho hay, các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn xã không chỉ vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm xuống từ 1,5 – 2 %/năm mà còn góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng nông thôn mới thêm khởi sắc.
Để phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trong thời gian tới, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, ông Nguyễn Đình Sơn cho biết thêm, mục tiêu phấn đấu năm 2017 tăng trưởng dư nợ 10% so với năm 2016, tương dương tổng số tiền 3.088 tỷ đồng; phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 0,15 % và quay vòng vốn tín dụng đạt 0,25 vòng và thu lãi đạt 100%.
Bên cạnh đó là những dự án hỗ trợ tiền tỉ
Ngân hàng cũng dành khoảng 188 tỷ đồng để hỗ trợ giúp đỡ cho các hộ nghèo vay vốn xây dựng lại nhà ở bị sập hoàn toàn và hư hỏng nặng sau mưa lũ vừa qua; kiểm tra, giám sát, thống kê thiệt hại và khoanh nợ cho những hộ gia đình nghèo bị thiệt hại nặng trong lũ lụt và chuẩn bị điều kiện triển khai Nghị định 100/2015, ngày 20/10/2015 của Chính phủ về mua, thuê nhà ở xã hội… Đồng thời kiện toàn mạng lưới và tăng cường huy động nguồn vốn tín dụng bổ sung để đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho hộ gia đình chính sách và người nghèo vay vốn phát triển sản xuất đời sống.
2. Hiệu quả của vay vốn ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bạc Liêu
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 40 – CT/TW của Ban Bí thư, đến nay toàn tỉnh đã có trên 120.000 lượt hộ nghèo được vay vốn, với tổng doanh số cho vay trên 2.300 tỷ đồng. Doanh số thu nợ đạt gần 1.300 tỷ đồng, giúp trên 57.000 lượt hộ thoát nghèo. Tạo việc làm cho gần 14.300 lao động; 227 lao động đi làm việc có thời hạn; trên 11.400 học sinh, sinh viên được vay vốn để trang trải chi phí học tập. Giúp xây dựng trên 35.200 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn và xây hơn 6.700 căn nhà cho hộ nghèo và gia đình chính sách.
Bên cạnh đó, tính đến 30/6/2019, tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt hơn 2.000 tỷ đồng, tăng trên 727 tỷ đồng so với từ khi có Chỉ thị 40 của Ban Bí thư. Tổng dư nợ đạt hơn 1.956 tỷ đồng, tăng trên 674 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị, với gần 89.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Nguồn vốn tín dụng chính sách được chuyển tải kịp thời đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp đã tạo mọi điều kiện cho hộ nghèo và các gia đình chính sách khác có nhu cầu được tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi và kịp thời.
Những ưu đãi kịp thời tạo công ăn việc làm
Thông qua nguồn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao sức sản xuất hàng hóa, cải thiện đời sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế – xã hội tại địa phương, đặc biệt góp phần ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp” – ông Võ nói.
Nhiều năm qua, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ được đầu tư đến 64 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh Bạc Liêu, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận nguồn vốn vay một cách thuận lợi và kịp thời; trên 75% dư nợ tín dụng chính sách đã được tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Thông qua nguồn vốn ưu đãi ngày càng có nhiều mô hình, dự án làm ăn hiệu quả, như mô hình nuôi heo, nuôi cá, tôm, mô hình trồng hoa màu, rau sạch; vay vốn buôn bán, sản xuất kinh doanh nhỏ… được người dân áp dụng hiệu quả, trả lãi, vốn đúng hạn để đồng vốn tiếp tục cho những hộ nghèo khác vay sản xuất kinh doanh.
Trước đây, hoàn cảnh gia đình anh Nguyễn Văn Nhiên ở ấp Bửu Đông (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải – Bạc Liêu) rất khó khăn. Nhà chỉ có 1,5 công đất trồng màu, nhưng vì canh tác lâu năm khiến đất bạc màu mà không có vốn cải tạo, nên năng suất không cao. Căn nhà gia đình anh Nhiên ở thì lụp xụp, xiêu vẹo. Nhưng từ khi được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện hỗ trợ cho vay 20 triệu đồng để phát triển kinh tế và xây lại căn nhà đã làm thay đổi cuộc sống gia đình ông. Với số tiền trên, anh Nhiên tiến hành cải tạo lại đất vườn để trồng ớt. Nhờ chí thú làm ăn và sử dụng đồng vốn đúng mục đích, gia đình ông đã được công nhận thoát nghèo.
Còn chị Nguyễn Thị Hồng Thắm là hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Trần Nghĩa, xã Vĩnh Hưng (huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu). Trước đây, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo, không đất sản xuất, hai vợ chồng phải làm thuê và mua bán nhỏ. Thấy được hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị Thắm, Hội LHPN xã Vĩnh Hưng hướng dẫn cho gia đình chị tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và vốn của tổ hùn vốn phụ nữ.
Được vay vốn 18 triệu đồng, chị Thắm xây chuồng trại để chăn nuôi heo. Mỗi năm chị bán heo thu lãi vài chục triệu đồng. Bên cạnh đó, chị tiết kiệm trong chi tiêu để hàng năm mua 5 công đất ruộng và làm 2 vụ lúa/năm, đồng thời trồng hoa màu ngắn ngày. Nhờ đó, cuộc sống gia đình chị ổn định và đã thoát nghèo.
Chị Thắm chia sẻ: “Bản thân người phụ nữ phải cố gắng vươn lên, khẳng định mình bằng nghị lực, bản lĩnh, không chịu khuất phục trước những khó khăn”. Chị luôn thông cảm và chia sẻ với mọi người, đặc biệt là những hộ gia đình khó khăn. Với chị, niềm vui là thấy được nhiều hộ gia đình thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Hiện nay, chị làm tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn, đồng thời là Chi hội trưởng phụ nữ ấp. Chị đã giới thiệu hàng chục hội viên phụ nữ khó khăn tiếp cận nguồn vốn vay của Hội LHPN xã để đầu tư sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.
Những kết quả đáng khích lệ
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bạc Liêu, bà Lê Thị Ái Nam cho biết đã thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư, các cấp ủy đảng và UBND các cấp trong tỉnh đã quan tâm lãnh đạo. Chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn và chất lượng tín dụng từng bước được nâng lên. Nguồn vốn cho vay của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân vùng nông thôn. Đồng thời góp phần ổn định tình hình kinh tế – xã hội ở địa phương, ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.
Đặc biệt là đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 15,55% (năm 2015) xuống còn 4,3% (vào cuối năm 2018). Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40 của Ban Bí thư và Chỉ thị 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Tạo được sự chuyển biến mạnh trong việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách; quan tâm duy trì và nâng cao chất lượng điểm giao dịch tại xã; củng cố nâng cao các tổ tiết kiệm, tổ vay vốn.
Các đoàn thể, địa phương tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho các đối tượng vay vốn thuộc hộ nghèo trong việc thực hiện trách nhiệm trả nợ, tránh tình trạng trông chờ, ỉ lại việc khoanh nợ, xóa nợ” – bà Nam nói.
3. Hiệu quả của vay vốn ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội
Ngày 22-11-2014, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, các ngành, địa phương và đơn vị.
Thực hiện Chỉ thị này, chính quyền các địa phương, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội khác đã phối hợp hiệu quả với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc giám sát, triển khai nguồn vốn này. Thí dụ, tại huyện Sóc Sơn đã nhận ủy thác triển khai nguồn vốn chính sách, sau 5 năm, huyện đã có 26.960 hộ nghèo, gia đình chính sách được vay vốn từ nguồn này và đã có 7.184 hộ thoát nghèo.
Tính trên toàn địa bàn Hà Nội, sau 5 năm, thông qua 17 chương trình tín dụng chính sách, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội đã giải ngân hơn 13,2 nghìn tỷ đồng cho hơn 487 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tổng dư nợ đến hết tháng 6-2019 đạt 7.913 tỷ đồng với hơn 289 nghìn khách hàng đang vay vốn, tăng 3.192 tỷ đồng so với trước khi thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW.
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội Nguyễn Kim Phung cho biết, Chỉ thị số 40-CT/TW đã có một nội dung quan trọng, mang tính quyết định là chuyển vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. 5 năm qua, đã có 1.805 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển bổ sung sang Ngân hàng Chính sách xã hội, tăng gấp 1,6 lần so với trước khi thực hiện chỉ thị.
Các chương trình được triển khai hiệu quả
Hiệu quả từ việc sử dụng nguồn tín dụng chính sách xã hội có thể thấy qua số hộ dân vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, quá trình triển khai chỉ thị này thực tế vẫn còn một số vướng mắc cần tháo gỡ. Thách thức lớn nhất hiện nay là cân đối nguồn lực tài chính. Để có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách, trong khi nhu cầu đang ngày càng lớn.
Bên cạnh đó, thời hạn thực hiện cho vay chương trình hộ mới thoát nghèo theo quy định của Thủ tướng. Cho nên điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến những hộ chưa thoát nghèo bền vững, dẫn đến nguy cơ tái nghèo cao.
Để phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội Nguyễn Kim Phung cho rằng, hằng năm HĐND, UBND các cấp cần dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương đưa vào dự toán chi ngay từ đầu năm để chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội, kịp thời bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay.
Đồng thời, xem xét, nghiên cứu tiếp tục thực hiện chương trình cho vay với hộ mới thoát nghèo. Có thể kéo dài thời gian được thụ hưởng chính sách tín dụng với hộ mới thoát nghèo. Kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Cần phát huy nhiều hơn nữa những chương trình
Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp cũng như các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác cho vay cần thực hiện tốt các nội dung được ủy thác, nhất là việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, bảo đảm vốn tín dụng chính sách được dành cho đúng đối tượng, phát huy hiệu quả và mục đích của nguồn vốn này.