Cuộc đua tăng vốn các ngân hàng và sức bật mạnh từ nhóm NHCP

LưuĐã lưuRemoved 0
Like0
Like0

Cuộc đua tăng vốn các ngân hàng và sức bật mạnh từ nhóm NHCP? Bên cạnh những kế hoạch lợi nhuận “khủng”, câu chuyện tăng vốn tiếp tục là chủ đề nóng trong mùa đại hội cổ đông các ngân hàng năm nay.

Nóng cuộc đua tăng vốn các ngân hàng: Sức bật mạnh từ nhóm ngân hàng cổ phần

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam_ nhóm Big4 (Nguồn: Vietcombank)

Big4 đua nhau tăng vốn sau khi được “gỡ rào”

Nếu như trong các năm trước đây, tăng vốn vẫn là một vấn đề gian nan đối với các ngân hàng quốc doanh; thì trong năm nay, các nhà băng đã tự tin đưa ra kế hoạch tăng vốn khi nút thắt pháp lý đã được nới lỏng. Cuộc đua tăng vốn các ngân hàng cho thấy được sức bật mạnh của nhóm NHCP tăng trưởng trong năm 2021 và các phương án tăng vốn cũng được công bố bởi nhiều ngân hàng.

Vào năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121 mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; qua đó, cho phép các ngân hàng cổ phần nhà nước được chia cổ tức bằng cổ phiếu. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ đầu tháng 3, BIDV đã trình cổ đông thông qua phương án tăng 20,3% vốn điều lệ lên 48.524 tỷ theo phương án chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm. Cụ thể, ngân hàng sẽ phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%). Đồng thời, ngân hàng dự kiến phát hành thêm 341,5 triệu cổ phần mới theo hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ. Thời gian thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến trong quý III và IV/2021. Trong khi đó, việc chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ dự kiến trong giai đoạn 2021 – 2022.

Tại “ông lớn” VietinBank, ngân hàng cho biết sẽ trình kế hoạch chia cổ tức 12%,  trong đó cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5% và phần còn lại 7% bằng cổ phiếu.  Vietcombank cũng cho biết sẽ trình cổ đông thường niên năm nay vấn đề tăng vốn điều lệ giai đoạn 2021 – 2022, tuy nhiên phương án tăng vốn chưa được thông báo cụ thể.

Sức bật mạnh của nhóm NHCP và cuộc đua tăng vốn  của các ngân hàng: 

Đối với nhóm ngân hàng tư nhân, câu chuyện tăng vốn dường như dễ dàng hơn rất nhiều khi các nhà băng đưa ra những con số tăng trưởng khá ấn tượng, có ngân hàng dự kiến tăng tới hơn 60% vốn điều lệ trong năm 2021.

Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông mới công bố, HĐQT ABBank cho biết sẽ trình cổ đông thông qua phương án nâng vốn điều lệ từ 5.713 tỷ đồng lên hơn 9.409 tỷ đồng trong năm nay, tương đương tăng gần 65%. Lộ trình tăng vốn được chia làm hai giai đoạn thông qua các hình thức như chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên và phát hành riêng lẻ.

Sức bật mạnh của nhóm NHCP trong giai đoạn này: Nhiều ngân hàng cổ phần lớn như MB, ACB, HDBank, SeABank cũng công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ ở mức hai con số lần lượt là 38,2%; 25%; 25% và 26% với các hình thức tăng vốn tương tự.

sức bật mạnh từ nhóm NHCP

Điều gì đang thúc các ngân hàng tăng vốn?

Đầu năm 2021, trong cuộc đua tăng vốn các ngân hàng tăng trưởng tín dụng, các ngân hàng có xu hướng phục hồi và được nhiều chuyên gia kỳ vọng tăng trưởng tích cực trong năm khi dịch COVID-19 đã được kiểm soát. Do đó, mục tiêu tăng vốn lại tiếp tục được đặt ra đối với các tổ chức tín dụng để có thể tăng trưởng cho vay khi nền kinh tế phục hồi trở lại.

Việc nhiều ngân hàng ưu tiên phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu hơn cho thấy họ cũng đang khá sốt ruột cho việc tăng vốn.

Có thể nhận thấy, năm 2021 là thời điểm khá thuận lợi cho kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng khi trải qua một năm lãi lớn mặc dù chịu ảnh hưởng bởi COVID-19, giá cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trong khi thị trường chứng khoán đang ở vùng đỉnh của nhiều năm.

Theo chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực, việc tăng vốn từ chia cổ tức bằng cổ phiếu trong năm nay đối với các ngân hàng là rất phù hợp. Bên cạnh việc cắt giảm chi phí, tăng vốn thông qua hình thức này có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II. “Có thể thấy, áp lực tăng vốn ở nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn còn lớn khi CAR của các nhà băng này dù vẫn trên mức quy định (8%) nhưng vẫn ở ngưỡng thấp so với toàn ngành”, ông nói.

Như trường hợp của BIDV, CAR tại thời điểm 30/6/2020 của ngân hàng là 8,97%. Sau khi đẩy mạnh tín dụng cuối năm và quyết định chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%, CAR đã giảm xuống mức hơn 8%.

Những yếu tố trên làm tăng lo ngại đến hạn mức tăng trưởng tín dụng của BIDV năm 2021, do đó gây áp lực lên quá trình tăng vốn…Với kế hoạch nâng vốn điều lệ được cổ đông thông qua tại phiên họp thường niên 2021, BIDV sẽ vẫn phụ thuộc một phần vào vốn cấp 2 – trái phiếu dài hạn, theo nhận định của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Còn với trường hợp của VietinBank, ngân hàng mới chính thức áp dụng CAR theo Thông tư 41 kể từ ngày 1/1/2021 nên chưa công bố con số CAR cụ thể. Tuy nhiên, theo tính toán của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), CAR của VietinBank theo Thông tư 41 mới chỉ đạt trên mức yêu cầu tối thiểu 8%. Cũng chính điều này đã ảnh hưởng tới sự phát triển của ngân hàng trong những năm qua. Theo VDSC, phần lớn thị phần gia tăng những năm qua thuộc về các ngân hàng thương mại tư nhân, trong khi thị phần tín dụng của các ngân hàng quốc doanh bị thu hẹp.

Cụ thể, trong 5 năm trở lại, các ngân hàng quốc doanh đã mất 1,42 điểm % thị phần tín dụng. Tuy nhiên, trong đó, Vietcombank (với CAR tại cuối năm 2020 là 10%) là một ngoại lệ, với mức tăng 0,64 điểm %.

sức bật mạnh từ nhóm NHCP

                                                                                                                Tỷ lệ an toàn vốn của một số ngân hàng.

Song, đối với các ngân hàng tư nhân dù đang duy trì “bộ đệm” vốn ở mức khá chắc chắn,  nhưng những nhà băng này vẫn tiếp tục củng cố nguồn vốn nhằm mở rộng hoạt động, phục vụ những mục tiêu kinh doanh. Phát biểu tại cuộc họp ĐHĐCĐ, Ban lãnh đạo ACB cho biết bên cạnh việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn, việc tăng vốn nhằm bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu Chính phủ, thêm nguồn vốn để cải tạo, đầu tư các dự án chiến lược trong năm 2019 – 2024. “Với phần vốn tăng thêm gần 10.700 tỷ đồng, ngân hàng dự kiến đầu tư khoảng 4.783 tỷ đồng vào tài sản tăng năng lực như hệ thống, giải pháp công nghệ thông tin và đầu tư khác cần thiết cho việc ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, bổ sung vốn đầu tư kinh doanh khác gồm bổ sung vốn cho các hoạt động kinh doanh, mô hình kinh doanh mới… hơn 5.900 tỷ đồng”, MB chia sẻ về kế hoạch sử dụng nguồn vốn tăng thêm.

Onlinebank – Kết nối tư vấn tài chính

×

    ---------------------------------------------------------

    Chọn nhu cầu của bạn ở đây:

    ---------------------------------------------------------

    Nơi ở hiện tại:

    Câu hỏi bảo mật :

    Liên hệ tư vấn
    ×

      Báo lỗi:

      Câu hỏi bảo mật :

      Report

      So sánh

      Onlinebank.com.vn là website so sánh tài chính như các khoản vay, bảo hiểm, thẻ tín dụng ... giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau của từng sản phẩm.
      Follow Us

      Liên kết: Hayhomes.com | CardTOT | Tin tức BĐS | Mua sắm Hayhomes

      Onlinebank
      Logo
      So sánh
      • Total (0)
      So sánh
      0