Chỉ số ROE, ROA là gì? Cách tính chỉ số ROE và ROA trên báo cáo tài chính

LưuĐã lưuRemoved 0
Like+1
Like+1

Mục lục

Chỉ số ROE và ROA được đánh giá là những chỉ số vô cùng quan trọng trong quá trình sử dụng vốn để kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Việc hiểu rõ hơn về chỉ số ROE và ROA sẽ giúp quản lý cũng như đánh giá chính xác quá trình sử dụng vốn kinh doanh của công ty đó có hiệu quả không. Cùng tìm hiểu các chỉ số ROE, ROA và cách tính các chỉ số này trên báo cáo tài chính qua bài viết dưới đây.
Chỉ số ROE, ROA là gì? Cách tính chỉ số ROE và ROA trên báo cáo tài chính

Chỉ số ROE là gì?

ROE là viết tắt của cụm từ Return On Equity, có nghĩa là lợi nhuận trên số vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên vốn của công ty, doanh nghiệp. Có thể phân tích chỉ số ROE một cách dễ hiểu như sau:

Bạn dùng toàn bộ số tiền của mình có và không vay mượn ai để đầu tư và kinh doanh, trong vòng 12 tháng bạn kiếm được một số tiền lời nhất định. Thì chỉ số ROE chính là tỉ số tiền lời bạn thu được trong kinh doanh trên tổng số vốn bạn đã bỏ ra để kinh doanh.

Chỉ số ROE, ROA là gì? Cách tính chỉ số ROE và ROA trên báo cáo tài chính

ROE là viết tắt của cụm từ Return On Equity

Công thức tính chỉ số ROE

Để tính chính xác chỉ số ROE, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ áp dụng công thức như sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu X 100%

Trong đó:

+ Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận ròng sau khi đã trừ tất cả chi phí liên quan

+ Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn của doanh nghiệp tự bỏ ra (Không bao gồm vốn đi vay)

Ví dụ:

1 Doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế là 30 tỷ và có vốn chủ sở hữu là 100 tỷ. Thì chỉ số ROE = 30/100×100% = 30%.

Khi đánh giá ROE cần chú ý

ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.

ROE > Lãi vay ngân hàng: thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng  ROE trong tương lai hay không.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE cho các nhà quản lý doanh nghiệp biết: Số vốn sở hữu mà doanh nghiệp của mình bỏ ra để kinh doanh sẽ thu về bao nhiêu lợi nhuận ròng. Chỉ số ROE càng cao thì chứng tỏ quá trình sử dụng vốn của công ty, doanh nghiệp vô cùng hiệu quả.

Chỉ số ROA là gì?

ROA là viết tắt của cụm từ Return On Assets có nghĩa là Chỉ số về mặt lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty, cũng có thể hiểu là Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản sử dụng để kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Đây được đánh giá là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Và nó có chức năng đo lường một cách chính xác khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của công ty, doanh nghiệp.

ROA là viết tắt của cụm từ Return On Assets

Vì thế, ROA là chỉ số vô cùng quan trọng và mối quan tâm của các nhà quản lý doanh nghiệp. Họ dựa vào chỉ số này để phân tích khả năng sinh lời trên tổng tài sản của mình.  Từ đó, xác định chính xác được phương pháp kinh doanh hiện tại của công ty mình có đi đúng hướng hay không, để có thể điều chỉnh kịp thời.

Công thức tính ROA: 

ROA = LNST/Tổng tài sản

Trong đó:

+ Lợi nhuận sau thuế là số tiền mà doanh nghiệp nhận được sau khi trừ đi tất cả chi phí liên quan.

+ Tổng số vốn chính là toàn bộ số vốn của doanh nghiệp dùng để kinh doanh, bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn đi vay.

ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của Doanh nghiệp. ROA càng cao thì mức độ sử dụng tài sản của Doanh nghiệp càng tốt.

ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do nên so sánh ROA giữa các công ty tương đồng nhau và khi đánh giá ROA mỗi công ty không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm.

Ví dụ: nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu USD, tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận

Cách xác định ROA

Ta có thể tính ROA trực tiếp thông qua Báo cáo tài chính của doanh nghiệp dựa trên công thức như trên hoặc ta cũng có thể tìm sẵn chỉ số được xử lí trên các website

Ví dụ: Dựa vào bảng báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) ta có lợi nhuận sau thuế Return = 8,262,659 triệu VNĐ; Tổng tài sản bình quân = (411,487,576 + 494,982,162)/2 = 453,234,869 triệu VNĐ; Việc còn lại ta áp vào công thức  ROA = 8,262,659/ 453,234,869 = 1.82%, hay nói cách khác rằng là trong năm 2020 với 1 đồng tài sản, Ngân hàng MBB có thể sản sinh ra 0.18 đồng lợi nhuận sau thuế.

ý nghĩa chỉ số ROA

Dựa vào chỉ số ROA mà các nhà quản lý doanh nghiệp biết được chính xác số vốn đầu bỏ ra để đầu tư cũng như lợi nhuận ròng đem về là bao nhiêu. Và chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tốt.

Mối quan hệ giữa các chỉ số ROE và ROA trên báo cáo tài chính hiện nay

Trong việc phân tích ROA và ROE cần quan tâm tới ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Bởi giữa hai doanh nghiệp hoạt động trong 2 lĩnh vực khác nhau thường có sự chênh lệch rất lớn giữa 2 chỉ số này. Ngay trong tình trạng ROE và ROA bằng nhau hoặc khác nhau thì người đầu tư cần phân tích thêm về nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp trước khi thực hiện đầu tư.

Đòn bẩy tài chính = ROE / ROA = Tổng tài sản hiện có / Vốn của chủ sở hữu

ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính

Từ công thức trên ta thấy rằng để xem xét liệu ROE cao như vậy là tốt hay không chúng ta rất cần chú ý 2 thứ: đòn bẩy tài chính (ROE/ROA) và đặc thù ngành. Như vậy có thể thấy chỉ số ROE và ROA có mối quan hệ mật thiết với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp phát triển tốt, thường chỉ dùng đòn bẩy tài chính ở mức hợp lý, hoặc rất ít. Đòn bẩy tài chính tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang vay vốn bên ngoài nhiều hơn để sản xuất kinh doanh.

Chỉ số ROE, ROA là gì? Cách tính chỉ số ROE và ROA trên báo cáo tài chính

Mối quan hệ giữa chỉ số ROE và ROA trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Trong kinh doanh:

  • Chỉ số ROE = Lợi nhuận biên x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính

Vì vậy, để tăng chỉ số ROE doanh nghiệp phải tăng ít nhất 1 trong 3 chỉ số nêu trên:

  • Lợi nhuận biên = LNST / doanh thu

Để tăng lợi nhuận biên, doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu đồng thời cắt giảm chi phí đầu tư.

  • Vòng quay tài sản = doanh thu của doanh nghiệp / tổng tài sản

Để tăng chỉ số này, doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn trên tổng số tài sản hiện có.

Ví dụ: với không gian là một quán cà phê, buổi sáng bạn có thể bán cà phê kèm với đồ ăn sáng, buổi trưa bạn có thể bán kèm cơm trưa, buổi tối bạn có thể tổ chức các lớp học kèm tiếng anh hoặc các kỹ năng khác.

Như vậy, cùng một tài sản là quán cà phê bạn có thể tăng doanh thu nhờ việc kết hợp bán các thứ cần thiết vào thời gian thích hợp.

  • Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn của chủ sở hữu

Doanh nghiệp có thể tăng chỉ số này bằng cách vay thêm vốn đầu tư. Nếu mức lãi suất vay nợ thấp hơn thu nhập trên tổng số tài sản của doanh nghiệp thì việc doanh nghiệp vay tiền để đầu tư đã đem lại hiệu quả.

×

    ---------------------------------------------------------

    Chọn nhu cầu của bạn ở đây:

    ---------------------------------------------------------

    Nơi ở hiện tại:

    Câu hỏi bảo mật :

    Liên hệ tư vấn
    ×

      Báo lỗi:

      Câu hỏi bảo mật :

      Report

      So sánh

      Onlinebank.com.vn là website so sánh tài chính như các khoản vay, bảo hiểm, thẻ tín dụng ... giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau của từng sản phẩm.
      Follow Us

      Liên kết: Hayhomes.com | CardTOT | Tin tức BĐS | Mua sắm Hayhomes

      Onlinebank
      Logo
      So sánh
      • Total (0)
      So sánh
      0