Chiếm đoạt tài sản của cựu sếp ngân hàng Đông Á

Hành vi chiếm đoạt tài sản và vi phạm pháp luật của bộ sậu DongABank dẫn đến ngân hàng này lỗ lũy kế trên 31.000 tỷ đồng, âm vốn trên 25.000 tỷ đồng.

Và hôm 16/11/2019, trong khi đang thụ án chung thân, ông Trần Phương Bình (cựu chủ tịch Hội đồng tín dụng, tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á – DAB) tiếp tục bị cáo buộc cho vay “vô tội vạ”, chỉ đạo cấp dưới chi sai nguyên tắc, gây thiệt hại hơn 9.600 tỉ đồng.

1. Kết luận chính thức về hành vi chiếm đoạt tài sản

Hôm ngày 15/11/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) của Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra, chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 12 bị can trong vụ án liên quan tới sai phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank).

Bị can Trần Phương Bình (nguyên phó Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTD, Tổng giám đốc DongAbank) bị truy tố 2 tội danh “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” và “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

chiếm đoạt tài sản

Chiếm đoạt tài sản

2. Hành vi cho vay “vô tội vạ”

Chủ tịch HĐQT và Chủ tịch Hội đồng tín dụng DongA Bank là đối tượng chính tổ chức, chỉ đạo các hoạt động tín dụng, ngân quỹ và đầu tư tại DongA Bank.
Ngoài ra, ông Bình lạm dụng chức vụ và quyền hạn chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định luật Kế toán, luật Các tổ chức tín dụng và điều lệ của DongA Bank, gây thiệt hại cho DongA Bank hơn 9.642 tỉ đồng.
CQĐT xác định, ông Bình và các thuộc cấp của mình cho nhóm khách hàng thuộc Công ty TNHH Hiệp Phú Gia vay tiền và thiệt hại hơn 3.326 tỉ đồng; nhóm khách hàng Công ty TNHH Đồng Tiến vay tiền và thiệt hại 393 tỉ đồng; nhóm khách hàng Công ty CP M&C vay tiền và thiệt hại 3.949 tỉ đồng; Công ty TNHH Tân Vạn Hưng vay tiền và thiệt hại 1.010 tỉ đồng.
Ngoài ra, ông Bình còn chỉ đạo cho cấp dưới xuất quỹ sai nguyên tắc 75 tỉ đồng để trả nợ các khoản vay của 3 cá nhân là Nguyễn Huy Trường Hồng, Phạm An, Phạm Văn Tâm và sử dụng cá nhân gây thiệt hại cho DongA Bank 75 tỉ; chỉ đạo cấp dưới cho nhiều tổ chức, cá nhân vay, xuất quỹ sai nguyên tắc để mua tài sản của nhóm Công ty CP vốn Thái Thịnh, sau đó lập chứng từ thu khống 1.349 tỉ đồng gây thiệt hại cho DongA Bank số tiền là 886 tỉ đồng.

3. Cùng nhiều vụ án riêng lẻ khác

ông Bình tiếp tục chỉ đạo cấp dưới lập chứng từ thu khống hơn 1.340 tỉ đồng trả nợ cho 30 khoản vay liên quan đến việc mua 5 tài sản của nhóm TTC, đầu tư dự án Ricland Hill…Từ sai phạm đó, dẫn đến DAB bị thiệt hại hơn 886 tỉ đồng.

Ông Bình cũng chỉ đạo cấp dưới cho nhóm TTC vay tiền, gây thiệt hại hơn 3.326 tỉ đồng (trong đó hơn 1.445 tỉ đồng tiền gốc, hơn 1.880 tỉ đồng lãi). Cụ thể, các tổ chức, cá nhân vay gồm TTC Đà Lạt 210 tỉ đồng, Nguyễn Thanh Thủy 110 tỉ đồng, Công ty Lê Minh MC vay 442 tỉ và 185 tỉ đồng, Công ty CP đầu tư và xây dựng Lâm Viên vay gần 320 tỉ đồng.

Không chỉ cho các công ty, cá nhân vay tiền kinh doanh, ông Bình còn chỉ đạo nhân viên cho ba người vay để sử dụng cá nhân khiến DAB thiệt hại gần 76 tỉ đồng.

Hành vi trên của ông Bình và đồng phạm đã phạm vào tội quy định tại Điều 206.

Ngoài ra, khi đương chức, ông Bình còn chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc gần 76 tỉ đồng, để trả nợ cho các khoản vay của 3 cá nhân (gồm Nguyễn Huy Trường Hồng, Phạm An và Phạm Văn Tân) và sử dụng cá nhân,.

Kết luận nêu, các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng DAB lỗ lũy kế hơn 31.076 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỉ đồng và tài sản thực của DAB chỉ còn 47.011 tỉ đồng (tính tại thời điểm ngày 31.12.2015).

Hàng nghìn tỉ thất thoát

Ông Bình được xác định là chủ mưu, giữ vai trò chính trong các sai phạm trên, khiến DAB thất thoát hơn 9.600 tỉ đồng. Đồng phạm của ông Bình, bà Nguyễn Thị Ngọc Vân (nguyên phó tổng giám đốc, phó chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB) gây thiệt hại số tiền là 3.704 tỉ đồng; Nguyễn Đức Tài (nguyên giám đốc ADB Sở giao dịch) 1.955 tỉ đồng; Nguyễn Tăng Ngọc Linh (nguyên phó giám đốc DAB chi nhánh quận 10) 527 tỉ đồng; Nguyễn Chí Thiện (nguyên cán bộ tín dụng DAB) 915 tỉ đồng;

Ngoài ra cò có Nguyễn Chí Công (nguyên phó phòng khách hàng doanh nghiệp) 551 tỉ đồng; Phạm Huy Luận (nguyên giám đốc DAB chi nhánh quận 4) 2.362 tỉ đồng; Vũ Đức Dũng (nguyên phó giám đốc chi nhánh quận 4) 2.362 tỉ đồng; Nguyễn Văn Bảo (Chi nhánh DAB quận 4) 2.362 tỉ đồng; Nguyễn Quang Thọ (nguyên phó giám đốc DAB chi nhánh quận 9) 1.036 tỉ đồng; Phạm Chiến Quốc (DAB chi nhánh quận 9) 1.036 tỉ đồng; Phùng Ngọc Khánh (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần M&C) 3.949 tỉ đồng.

3. Và hàng loạt các sếp ngân hàng khác

Bên cạnh Trần Phương Bình, hàng loạt các sếp lớn “vang bóng” một thời của các ngân hàng đều phải hầu toà vì những hành vi chiếm đoạt tài sản khác nhau. Những vụ “đại án” của các sếp lớn đã khiến các ngân hàng thất thoát hàng chục nghìn tỉ đồng. Hạ thấp uy tín của dịch vụ ngân hàng trong mắt khách hàng.

 

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0