1. Phân biệt tín dụng đen và vay tín chấp
a. Tín dụng đen là gì?
Tín dụng đen là hình thức cho vay nặng lãi được thực hiện chủ yếu bởi một cá nhân, nhóm cá nhân hoặc có thể là tổ chức ngoài vòng kiểm soát của pháp luật. Với lãi suất vượt quá mức lãi suất cho vay mà pháp luật Việt Nam quy định. Mức lãi suất cho vay nhà nước quy định đó là không được vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.
b. Vay tín chấp là gì?
Vay vốn tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân và công ty đang công tác để phục vụ cho các mục đích cá nhân. Có thể là một khoản chi phí cho đám cưới, du lịch hoặc mua hàng tiêu dùng và các khoản cho vay rất thuận tiện để phục vụ cho tất cả các nhu cầu của bạn.
Một khoản vay tín chấp thường dao động từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng và thời hạn cho vay linh hoạt từ 12 tháng đến 60 tháng.
Nguồn: The Bank
2. Cẩn trọng với kiểu vay kém an toàn này
Đánh vào nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh của người dân, các “ngân hàng cột điện” cũng hoạt động mạnh trong thời điểm cuối năm. Nhiều tờ rơi quảng cáo cho vay tài chính được dán nhan nhản trên các cột điện, ngõ phố. Vẫn với chiêu bài: thủ tục cho vay đơn giản, nhanh gọn, lãi suất hấp dẫn, giải ngân trong vòng 1 giờ hoặc vài giờ. Các “ngân hàng” này cũng thu hút một lượng lớn khách hàng cần tiền ngay hoặc cần tiền với số lượng nhỏ.
Với sự bùng phát của thị trường cho vay tiêu dùng thời điểm cuối năm. Nhiều người lo ngại, hình thức cho vay này có thể biến tướng thành “tín dụng đen”. Gây xáo trộn cuộc sống của nhiều gia đình và gây mất trật tự an toàn xã hội.
Nguồn: CafeF
3. Liệu có xoá bỏ được kiểu tín dụng này?
Những nỗ lực của hệ thống chúng ta trong thời gian vừa qua trong việc xử lý các vụ vi phạm, hướng đến xóa bỏ tín dụng đen là rất đáng ghi nhận. Nhưng việc loại bỏ hoàn toàn hình thức này trong xã hội tại thời điểm này gần như không thể, mục đích vay tiền của người dân không phải lúc nào cũng chính đáng và hợp pháp.
Theo một thống kê cho thấy, có tới 60% – 70% nhu cầu vay vốn từ kênh phi chính thức là không chính đáng, nguồn tiền từ tín dụng đen dược sử dụng rất nhiều vào lô đề, ma túy. Những người dân có nhu cầu vay chính đáng tìm đến tín dụng đen cũng chỉ chiếm dưới 30%.
Vì thế, chúng ta không thể bắt các tổ chức chính thống là hệ thống các ngân hàng / các công ty tài chính… đáp ứng nhu cầu đó được bởi nguyên tắc tiên quyết của tín dụng là “an toàn” – điều đó có nghĩa khi cho vay, các tổ chức này phải xem xét mục đích vay vốn, phân tích tính khả thi và hiệu quả của nhu cầu vay vốn để bảm đảm đồng vốn mà họ cho vay ra sẽ được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn. Do đó, xóa bỏ tín dụng đen từ hệ thống ngân hàng là điều không thể.
Giải pháp là gì?
Giải pháp triệt để nhất để xóa bỏ được tín dụng đen là chỉ khi chúng ta đạt được đủ các tiêu chí nước mạnh, dân giàu và văn minh. Một khi có đời sống tốt, người dân không còn nhưng nhu cầu bất chính như kinh doanh trái pháp luật, nghiện hút, cờ bạc… thì nhu cầu về tín dụng đen cũng sẽ biến mất. Và khi cầu không còn thì chắc chắn cung tín dụng đen sẽ không còn đất để tồn tại.
Nguồn: CafeF