Tín dụng xanh là gì? Vai trò của tín dụng xanh trong nền kinh tế Việt nam hiện nay

Sự tăng trưởng của nền kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đời sống xã hội, nhưng kéo theo là những tác động ngày càng nghiêm trọng đến môi trường. Khi đó, vai trò của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng được đẩy lên cao với xu hướng tín dụng xanh.

Tín dụng xanh (Green Credit)

Tín dụng xanh trong tiếng Anh là Green Credit.

Tín dụng xanh là gì? Vai trò của tín dụng xanh trong nền kinh tế Việt nam hiện nay

Tín dụng xanh được hiểu là những khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho các dự án không gây rủi ro hoặc nhằm bảo vệ môi trường, nói cách khác là những khoản cấp tín dụng dưới dạng tài trợ vốn, cho vay, các hình thức cấp tín dụng khác mà trong đó có tính tác động đến môi trường và tăng cường bền vững môi trường.

Theo đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về tín dụng xanh được cấp cho dự án đầu tư sau đây:

a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;

b) Ứng phó với biến đổi khí hậu;

c) Quản lý chất thải;

d) Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;

đ) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;

e) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

g) Tạo ra lợi ích khác về môi trường.

Vai trò của tín dụng xanh

  • Trên thực tế, xu hướng tăng trưởng tín dụng xanh đã phát triển từ lâu trên thế giới với các dự án tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng và công nghệ sạch nhằm hướng đến mục tiêu kép là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường.
  • Với người dân và các tổ chức, doanh nghiệp, tín dụng xanh là giải pháp quan trọng, giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ đời sống và qui trình sản xuất đến môi trường và xã hội, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế.
  • Trong khi đó, về phía ngân hàng, việc triển khai chương trình tín dụng xanh còn giúp ngân hàng giảm thiểu các khoản nợ khó đòi, tăng cường mức độ ổn định tài chính và bảo vệ hình ảnh thương hiệu trên thị trường.

Tín dụng xanh – xu hướng tài chính tất yếu của xã hội

Khoảng 5 năm về trước, tín dụng xanh có lẽ là khái niệm còn khá mới mẻ với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, đời sống người dân và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ngày càng ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực đến môi trường, thì khái niệm “tín dụng xanh” mới thực sự được quan tâm đúng mức. Đây là bước đi cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn cầu, nhất là khi Việt Nam được đánh giá một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm hàng đầu hiện nay.
Với người dân và các tổ chức doanh nghiệp, tín dụng xanh là giải pháp quan trọng, giúp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ đời sống và quy trình sản xuất đến môi trường và xã hội, góp phần vào quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong khi đó, về phía Ngân hàng, việc triển khai chương trình tín dụng xanh còn giúp Ngân hàng giảm thiểu các khoản nợ khó đòi, tăng cường mức độ ổn định tài chính và bảo vệ hình ảnh thương hiệu trên thị trường.

Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Khoản 2 Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

2. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đối với dự án đầu tư phải phù hợp với quy định về quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay.

Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, Ngân hàng đóng góp quan trọng trong sự thúc đẩy phát triển bền vững, tác động đến môi trường thông qua các hoạt động nội bộ và tác động bên ngoài thông qua cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của mình, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng. Vì vậy, quản lý rủi ro môi trường là yêu cầu đã được đặt ra nhằm hướng dòng vốn tín dụng vào các dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh.

Khuyến kích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án

Căn cứ vào khoản 3 Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

3. Khuyến khích các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tài trợ, cho vay ưu đãi đối với dự án quy định tại khoản 1 Điều này.

Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung Ứng các dịch vụ thanh toán. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài.

Theo đó, Nhà nước khuyến khích các tổ chức này tại Việt Nam rài trợ, cho vay ưu đãi với một số dự án được quy định. Trong đó, vay ưu đãi là khoản vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng thành tố ưu đãi chưa đạt tiêu chuẩn của vay ODA.

Thống đốc ngân hàng nhà nước hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Khoản 4 Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Ví dụ: Thông tư số 06/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2021 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 39/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của ngân hàng nhà nước việt nam.

Khoản 5 Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Chính phủ ban hành lộ trình thực hiện và cơ chế khuyến khích cấp tín dụng xanh.

Tín dụng xanh không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức với cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Đối với doanh nghiệp, tín dụng xanh đòi hỏi những yêu cầu khắt khe từ phía Ngân hàng để đủ điều kiện cấp vốn. Trong khi đó, các ngân hàng coi đây là cơ hội để mở rộng kinh doanh và đóng góp phần giúp nền kinh tế bền vững hơn. Tất cả nhằm hướng đến một nền kinh tế vĩ mô ổn định.

 

 

>>> Xem thêm:

Tín dụng xanh chiếm 5% tổng dư nợ nền kinh tế – Onlinebank

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng trong tình hình tăng trưởng tín dụng khả quan – Onlinebank

Nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ, dòng vốn tín dụng chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh – Onlinebank

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0