Vay tín chấp là một hình thức phổ biến hiện nay, hình thức vay vốn này không cần phải thế chấp tài sản lại có ưu điểm vượt trội là thủ tục nhanh chóng, thời gian giải ngân nhanh nên rất nhiều người có nhu cầu vay vốn gấp đều lựa chọn hình thức vay vốn này. Tuy nhiên với tính chất của sản phẩm vay này khá rủi ro cho phía ngân hàng do đó điều kiện áp dụng cũng khá chặt chẽ. Và có nhiều khách đã vay tín chấp ở 1 ngân hàng và giờ lại muốn tiếp tục được duyệt cho vay tín chấp ở 1 ngân hàng khác, nghĩa là vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng có được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu trả lời cho câu hỏi trên
Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp là hình thức cho vay không yêu cầu tài sản đảm bảo, điều kiện xét duyệt hồ sơ vay dựa trên uy tín của cá nhân về khả năng trả nợ. Uy tín và khả năng sẽ được xét duyệt thông qua việc chứng minh năng lực tài chính, chứng minh thu nhập và điểm tín dụng… Đây là một hình thức cho vay khá tiện lợi, giúp khách hàng giải quyết tốt các vấn đề về tài chính khi cần chi tiêu, mua sắm cho một nhu cầu nào đó hoặc cần một khoản tiền gấp.
Về ưu điểm, hình thức này có một số ưu điểm cơ bản như sau:
– Không yêu cầu tài sản thế chấp
– Hồ sơ thủ tục đơn giản, nhanh gọn
– Hạn mức vay cao và linh hoạt: Nếu so sánh giữa vay tín chấp và vay thế chấp thì hạn mức của hình thức vay thế chấp sẽ luôn cao hơn, tuy nhiên hạn mức cho vay của hình thức vay tín chấp theo lương chuyển khoản được xem là cao so với các hình thức vay tín chấp khác. Nếu mức lương của khách hàng càng cao thì số tiền có thể vay được càng lớn.
– Thời gian vay linh hoạt: Tùy theo chính sách của từng công ty tài chính hay ngân hàng và nhu cầu cũng như điều kiện của khách hàng, thời gian vay có thể linh hoạt kéo dài từ 6 tháng – 36 tháng
– Quá trình giải ngân nhanh giúp khách giải quyết sớm vấn đề về tiền trong một khoàng thời gian ngắn vì khi đủ điều kiện để vay tín chấp thì khách hàng chỉ cần điền đủ thông tin vào hồ sơ đề nghị vay vốn, kèm theo phương án trả nợ và không cần phải công chứng các loại giấy tờ phức tạp.
Một số diều mà bạn cần lưu ý:
– Lãi suất cao: Vì rủi ro của loại hình này đối với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khá cao, đo đó để đảm bảo yếu tố an toàn và mang lợi ích cho các tổ chức cho vay, mức lãi suất vay tiền mặt tín chấp được áp dụng sẽ luôn cao hơn so với vay thế chấp và các hình thức vay khác. Vì vậy, khi lựa chọn hình thức vay tín chấp khách hàng cần sẵn sàng và chấp thuận mức lãi suất này
– Áp dụng phạt trong trường hợp trả nợ trước hạn: Để đáp ứng nhu cầu vay vốn thì các tổ chức cho vay cần có quy trình xoay vòng vốn phù hợp để đảm bảo quá trình hoạt động và như cầu của khách hàng. Do đó khi khách hàng trả nợ trước hạn sẽ ảnh hưởng để một loạt quy trình đã được săp xếp, do đó nếu khách hàng trả nợ trước thời hạn, tùy vào từng tổ chức mà khách hàng sẽ phải chịu mức phí là 2% – 5% số tiền trả trước hạn tùy thuộc vào thời gian tất toán. Bạn cần dựa vào quy định này để cân đối thời gian vay vốn phù hợp để tránh phải trả lãi suất trong 1 thời gian quá dài và cũng không thể trả nợ trước hạn vì quy định phạt này.
– Dễ vướng vào nợ xấu: Với hình thức cho vay không cần có sự đảm bảo khắt khe mà một số trường hợp khách hàng vay nhiều hơn khả năng chi trả dẫn đến tình trạng thanh toán trễ hạn
Điều kiện và hồ sơ vay tín chấp
Tùy thuộc quy định của từn đơn vị cung cấp sản phẩm vay mà có các quy định về điều kiện khác nhau, tuy nhiên khách hàng cần phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau đây để được đăng kí và xét duyệt khoản vay:
– Là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 23 – 60 tuổi. Có chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú tại khu vực ngân hàng, tổ chức tín dụng đăng kí hồ sơ vay.
– Là người có thu nhập cố định và ổn định, chứng mình bằng các giấy tờ như hợp đồng lao động, bảo hiểm, sao kê tài khoản ngân hàng chức thực mức lương theo yêu cầu. Mức lương tối thiểu thông thường được yêu cầu từ 4.500.000 VNĐ/ 1 tháng trở lên, nhưng cũng có một số tổ chức tín dụng chấp thuận hồ sơ vay vốn với mức lương từ 3.000.000 VNĐ/ 1 tháng trở lên.
– Không có nợ xấu, không có lịch sử tín dụng xấu ở ngân hàng khác hoặc tổ chức tài chính khác.
Hồ sơ vay tín chấp cơ bản sẽ gồm các hồ sơ cần chuẩn bị sơ bộ như sau:
– Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực;
– Sổ hộ khẩu/Bằng lái xe;
– Bảng sao kê lương 03 tháng gần nhất có xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập;
– Hợp đồng lao động (nếu có) và một số giấy tờ khác cụ thể theo yêu cầu của từng tổ chức cho vay.
Có thể vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng hay không?
Thực tế, không có thông tin cchi tiết nào về việc một khách hàng có thể vay tối đa tại bao nhiêu ngân hàng. Bởi vậy, mỗi khách hàng đều hoàn toàn có thể vay đồng thời cùng một lúc hoặc vay thêm tại 2, thậm chí nhiều ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nếu có thể chứng minh được khả năng trả nợ, đồng thời đáp ứng được các điều kiện vay vốn của các ngân hàng/tổ chức đó.
Điều kiện cần thiết để được vay tín chấp cùng lúc tại 2 ngân hàng
Trong trường hợp đang tổn tại dư nợ, khách hàng cần phải xem xét và đảm bảo được các yếu tố cơ bản sau để có thể vay thêm vốn tại các tổ chức khác
Điều kiện cần: Khả năng trả nợ
Khả năng tài chính của bạn cần phải đảm bảo trả các khoản nợ, bao gồm khoản vay đang có và khoản vay mới. Khi bạn muốn vay tín chấp 2 hay nhiều ngân hàng cùng lúc thì tiêu chí đầu tiên cần biết đầu tiên là việc số nợ phải trả hàng tháng của bạn hiện có vượt quá 40% tổng thu nhập hàng tháng mà bạn có thể chứng minh được hay không Trong trường hợp chưa vượt quá 40% tổng thu nhập, thì bạn hoàn toàn có thể vay vốn tiếp tục tại ngân hàng khác một cách không quá khó khăn.
Ví dụ: Nếu thu nhập của bạn là 10 triệu/tháng (phải đảm bảo chứng minh được với Ngân hàng), bạn có thể vay đồng thời hoặc vay thêm nếu như tổng số tiền trả hàng tháng ở tất cả các tổ chức tín dụng khoảng dưới 10*40% = 4 triệu/tháng. Điều này nghĩa là, khi bạn đang có một khoản vay tại Ngân hàng A với số tiền phải trả hàng tháng là 2 triệu, thì bạn chỉ có thể vay thêm tại Ngân hàng B nếu số tiền trả hàng tháng ước tính tại Ngân hàng B không quá 2 triệu đồng.
Việc ngân hàng phải tính toán sát sao về khả năng thanh toán của khách hàng nhằm đảm bảo quyền lợi của họ, đồng thời cũng giúp cho khách hàng không gặp quá nhiều áp lực trả nợ từ việc đi vay vốn.
Điều kiện đủ: Một số điều kiện vay vốn khác như:
+ Khách hàng phải thỏa các điều kiện cho vay tại các Ngân hàng muốn vay hoặc muốn vay thêm.
+ Khách hàng phải nằm trong giới hạn khả năng thanh toán nợ theo chuẩn của ngân hàng muốn vay thêm (tùy mỗi Ngân hàng sẽ có chuẩn khác nhau).
+ Khách hàng phải không nằm trong nhóm khách hàng có dư nợ tín dụng xấu trong thời gian đã hoặc đang vay ở các Ngân hàng.
Nếu bạn muốn vay tín chấp 2 ngân hàng, tức là bạn vay của một ngân hàng khác thì dựa vào hồ sơ tại ngân hàng thứ nhất thì hồ sơ của bạn cũng đã phù hợp ít nhất 70-80% điều kiện vay ở ngân hàng thứ hai rồi. Phần còn lại còn tùy thuộc vào điều kiện cho vay và xét duyệt khoản vay của bạn ở ngân hàng thứ hai nữa.
Có nên vay tín chấp cùng lúc 2 hoặc nhiều ngân hàng?
Việc vay tín chấp cùng lúc 2 ngân hàng hoặc nhiều ngân hàng sẽ giúp khách hàng có nhiều vốn hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hoặc kinh doanh cần thiết, tuy nhiên bạn cũng cần suy nghĩ thật kỹ càng trước khi quyết định vay bởi những khó khăn có thể kể đến như:
Thêm gánh nặng nợ cho bản thân:
Khi chấp nhận một khoản vay tín chấp thì Ngân hàng đã xem xét tất cả các yếu tố để đưa ra hạn mức cho vay phù hợp nhất với tình hình tài chính của khách hàng. Vì thế việc khách hàng vay tín chấp 2 hay nhiều ngân hàng có thể gây thêm gánh nặng nợ nần cho bản thân.
Khó khăn trong việc làm hồ sơ vay vốn:
Hơn nữa, dù đều là cùng khoản vay tín chấp tuy nhiên mỗi Ngân hàng lại thường áp dụng sản phẩm của mình đối với những phân khúc khách hàng khác nhau. Ví dụ, Ngân hàng ANZ chỉ hỗ trợ khách hàng cao cấp có thu nhập từ 12 triệu trở lên, Standar Charetered Bank hỗ trợ khách hàng tầm trung có lương chuyển khoản từ 8 triệu, trong khi VPBank lại hỗ trợ cho các đối tượng khách hàng thu nhập thấp hơn. Điều này cũng sẽ khiến cho quá trình làm hồ sơ của bạn sẽ gặp không ít khó khăn và đôi khi khó đáp ứng điều kiện từ Ngân hàng thứ 2 nếu bạn không tìm hiểu kỹ.
Nguy cơ rơi vào nhóm tín dụng xấu:
Việc vay vốn ở nhiều tổ chức khác nhau, đồng thời với việc tăng áp lực trả nợ là tiểm ẩn rủi ro rơi vào danh sách nợ xấu trong trường hợp trả chậm nợ, hay không thể trả nợ trong trường hợp mất hoặc bị cắt đi nguồn thu.
Xem thêm: Vay vốn tín chấp – Hãy lưu ý những điều này – Onlinebank