Nợ xấu có làm ảnh hưởng đến các khoản vay hay không?

Nợ xấu là một thuật ngữ không quá xa lạ. Nhưng có những trường hợp khách hàng bị tổ chức tín dụng từ chối cho vay thì mới biết mình có nợ xấu. Mặc dù vậy, bị nợ xấu không có nghĩa là không được phép tiếp tục vay tiền. Thực tế chỉ ra rằng vẫn có cách để xóa nợ tại tổ chức tín dụng. Vậy điều này có làm ảnh hưởng đến các khoản vay hay không?

1. Nợ xấu là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì nợ xấu là khoản tiền mà bạn vay mượn cá nhân hoặc tổ chức trong một thời gian nhất định. Nhưng vì một lí do nào đó bạn không trả nợ đúng hạn, khoản nợ này sẽ được liệt kê vào nợ xấu.
Tương tự theo định nghĩa của ngân hàng thì nợ xấu là những khoản nợ vay tại các tổ chức tín dụng nhưng chưa thanh toán đúng hạn. Thanh toán quá hạn trên 90 ngày thì bị liệt kê vào nợ xấu. Các khoản nợ xấu hiện hành hoặc các khoản đã phát sinh từ trước thời điểm hiện tại một khoảng thời gian, cho dù đã tất toán nhưng vẫn hiện hữu trong lịch sử tín dụng của khách hàng. Và ảnh hưởng trực tiếp tới điểm xếp hạng tín dụng của họ. Do vậy các khách hàng có nợ xấu hoặc có lịch sử nợ xấu rất khó khăn hoặc gần như không thể vay mượn tại các tổ chức tín dụng.

2. Các lí do phát sinh nợ xấu ngân hàng

  • Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dẫn tới mất khả năng thanh toán. Không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
  • Mua hàng trả góp tại các siêu thị nhưng không trả tiền đầy đủ & đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng vay tiền.
  • Sử dụng thẻ thấu chi của các ngân hàng theo lương. Do chi tiêu quá mức nên đến kỳ thanh toán trong tài khoản lương không đủ tiền trả nợ nên phát sinh nợ quá hạn.
  • Không chấp nhận cách tính lãi của khoản vay . Dẫn đến khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ, nên các khoản vay quá hạn
  • Không biết hoặc quên, hoặc cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt do quá hạn ngày thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.

Sau khi đã có lịch sử nợ xấu thì khách hàng vay vốn sẽ không thể vay thêm được khoản vay nào. Vì đây là một tiêu chí quy định điều kiện cho vay của các ngân hàng. 
Nhưng nhu cầu sử dụng tiền mặt của mỗi người luôn cao, nên làm thế nào để xóa nợ xấu là mối quan tâm của nhiều người.
nợ xấu

3. Cách thanh toán nợ xấu

a. Các mức độ nợ xấu ngân hàng

Trên hệ thống CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam), khách hàng đi vay sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm nợ sau đây:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn.

Bao gồm các khoản nợ:

  • Có thể thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn. 
  • Các khoản nợ được trả quá hạn dưới 10 ngày.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý.

Đây là các khoản nợ:

  • Quá hạn trả chậm kể từ ngày 11 trở lên.
  • Các khoản nợ được tính từ ngày thứ 11 đến ngày 90 của các ngày chậm trả. 
  • Các khoản nợ có điều chỉnh kỳ hạn cho việc trả nợ lần đầu. Nếu là doanh nghiệp thì tổ chức tín dụng phải đánh giá khả năng trả đầy đủ nợ gốc lẫn lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn.

Bao gồm:

  • Các khoản nợ quá hạn trả từ ngày thứ 91 đến ngày 180.
  • Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Không bao gồm các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn về việc trả nợ lần đầu được phân vào nhóm 2.
  • Các khoản nợ được miễn hay giảm lãi. Do khách hàng không đáp ứng được khả năng trả lãi đầy đủ như quy định trong hợp đồng. 

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ.

Đây là các khoản nợ:

  • Bị quá hạn từ 181 ngày cho đến 360 ngày.
  • Nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày.
  • Nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.

Bao gồm:

  • Các khoản nợ bị quá thời hạn trả đủ lãi và gốc trên 360 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu bị quá hạn từ 90 ngày trở lên.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai quá hạn với thời hạn quy định.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn về việc trả nợ lần thứ ba trở lên. Bao gồm cả nợ chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
  • Các khoản nợ chờ xử lý, nợ khoanh. 

b. Cách hạn chế và thanh toán nợ xấu

Nếu là nợ xấu do khách hàng thì cách duy nhất để giải quyết là thanh toán khoản nợ này. 
Nếu khoản nợ xấu này xuất phát từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính thì: 

  • Bước 1: Hãy kiểm tra tình trạng nợ xấu của bạn tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC.
  • Bước 2: Nếu như thấy thông báo về nợ xấu không đúng, bạn nên kiểm tra xác minh các thông tin. Từ đó sẽ có những điều chỉnh cho khách hàng nếu có sai sót. 
  • Bước 3: Đợi kết quả từ các tổ chức đó.

Tuy nhiên, các thủ tục để làm đơn nộp xóa nợ xấu vẫn khá khó khăn. Chính vì vậy, tốt nhất là bạn nên giữ cho lịch sử tín dụng của mình luôn thật đẹp. Điều này sẽ giúp cho việc vay thế chấp, vay tín chấp hay mở thẻ tín dụng dễ dàng hơn.

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0