Vay thế chấp là gì? Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp

LưuĐã lưuRemoved 0
Like+1
Like+1

Mục lục

Hiện nay vay vốn có hai hình thức phổ biến là vay tín chấp và vay thế chấp. Thông thường, khi đi vay đều cần tài sản thế chấp, một số trường hợp khác không cần tài sản vẫn được vay (vay tín chấp). Để hiểu rõ về 2 hình thức vay này cũng như cách phân biệt giữa vay tín chấp và thế chấp, cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Vay thế chấp là gì?

Vay thế chấp (Equity loan) là hình thức vay tiền có tài sản thế chấp và tài sản mang đi thế chấp phải đảm bảo vẫn còn quyền lợi đối với người đi vay. Ví dụ: cho vay mua xe ô tô thế chấp bằng nhà đất hay bằng chính ô tô mua, cho vay tiêu dùng cá nhân thế chấp sổ tiết kiệm… Quyền sở hữu tài sản vẫn còn với người đi vay, nhưng ngân hàng sẽ giữ giấy tờ liên quan và nếu người vay không thể trả được nợ cho ngân hàng phải chuyển sở hữu tài sản cho ngân hàng để thanh lý trừ nợ.

Vay thế chấp là gì? Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp

Vay vốn thế chấp thường áp dụng với khoản vay lớn do có tài sản đảm bảo, lãi suất cho vay thấp hơn so với vay tín chấp.

Đặc điểm

Đây là hình thức cho vay truyền thống của các ngân hàng, nổi bật với các đặc điểm như:

  • Tài sản vẫn thuộc sở hữu của người đi vay, ngân hàng chỉ giữ lại giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản.
  • Đa dạng tài sản đảm bảo, chỉ cần sở hữu tài sản giá trị như sổ đỏ, sổ hồng, ô tô, máy móc, thiết bị,…. là khách hàng có thể đăng ký vay.
  • Thời gian vay linh hoạt tùy theo nhu cầu người vay, có thể kéo dài lên đến 25 năm. Điều này giúp giảm áp lực trả nợ cho người đi vay.
  • Lãi vay ngân hàng thế chấp thấp hơn vay tín chấp. Trong khi vay tín chấp bạn phải chấp nhận mức lãi suất vay trên 10%/năm thì lãi suất vay thế chấp trung bình chỉ khoảng 7%/năm.
  • Hạn mức vay lên đến 70-100% giá trị tài sản đảm bảo. Do đó, đây là hình thức vay phù hợp với những khách hàng cần số vốn lớn để kinh doanh đầu tư.

Mỗi ngân hàng sẽ có thêm những yêu cầu khác ngoài yêu cầu có tài sản đảm bảo để xét duyệt tải sản thế chấp. Tuy nhiên tài sản mang đi thế chấp để vay sẽ được ngân hàng kiểm định và định giá.

Vay tín chấp là gì?

Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân.

Vay tín chấp cũng thường được xét duyệt trong trường hợp khách hàng vay tiêu dùng… Vay tín chấp là một trong những sản phẩm cho vay của ngân hàng.

Vay thế chấp là gì? Phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp

Người vay có thể vay khi cần tiền để lo chi phí cho những mục đích như: cưới hỏi, du lịch, mua những món đồ tiêu dùng… hoặc các nhu cầu khác để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng tài chính của mình.

Đối với hình thức vay tín dụng, hạn mức của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Có thể vay từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng nếu hồ sơ đủ điều kiện ngân hàng. Thời hạn vay cũng khá linh hoạt, có ngân hàng hỗ trợ cho phép vay lên đến 60 tháng. Lãi suất vay tín chấp của mỗi ngân hàng cũng khác nhau. Lãi suất được tính dựa trên số tiền người vay cũng như điều kiện đáp ứng vay.

Lợi ích của vay tín chấp

  • Thủ tục nhanh gọn, không cần tài sản đảm bảo.
  • Quy trình duyệt hồ sơ nhanh, dễ dàng được giải ngân.
  • Ngân hàng sẽ không tìm hiểu hoặc yêu cầu khách hàng trình bày mục đích vay vốn của khách hàng.
  • Số tiền được vay khá cao, thích hợp cho nhu cầu vay tiêu dùng hoặc vay vốn đầu tư nhỏ.

Phân biệt giữa vay tín chấp và vay thế chấp

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Bản chất

+ Là hình thức cho vay không bảo đảm bằng tài sản

+ Cho vay dựa trên sự đánh giá sự uy tín

+ Là hình thức cho vay có tài sản bảo đảm

+ Cho vay căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp

Tài sản bảo đảm

Không cần

Tài sản bảo đảm theo quy định

Số tiền cho vay

Số tiền vay được nhỏ

Số tiền vay được lớn  (thường thì tùy thuộc vào giá trị của tài sản bảo đảm, đánh giả khả năng trả nợ)

Thủ tục vay

Đơn giản, nhanh chóng, có thể vay trong ngày

Hồ sơ cần chuẩn bị vay vốn đơn giản, bao gồm: đơn đề nghị vay, CMND/ Hộ chiếu, hộ khẩu, hợp đồng lao động/ bảng lương. Một số giấy tờ khác có chức năng tương tự cũng có thể được sử dụng, ví dụ như sao kê lương, quyết định bổ nhiệm, quyết định thăng chức,..

Phức tạp, thời gian xử lý giao dịch lâu, cần phải xác minh điều kiện vay

Hồ sơ chuẩn bị vay vốn phức tạp, bao gồm: giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn, giấy tờ chứng minh thu nhập,…

Không trả nợ

Bị nợ xấu, bị kiện ra tòa

Bị mất tài sản thế chấp (khi bên vay không trả nợ được, bên tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ)

Lãi suất

Cao vì không cần tài sản thế chấp

Thấp và giảm dần

Thời hạn vay

Thường ngắn hơn thế chấp

Có thể kéo dài lên đến 20 năm tùy mục đích vay

Nên vay thế chấp hay vay tín chấp?

Tùy theo nhu cầu vốn vay cũng như điểu kiện trả nợ của người vay với ngân hàng mà lựa chọn hình thức thế chấp hay tín chấp.

Nếu người vay có nhu cầu vốn lớn rất khó được cho vay tín chấp bởi mức độ rủi ro cao. Lúc này, người vay buộc phải thế chấp tài sản để được cho vay.

Ngược lại hình thức tín chấp thường giải quyết nhu cầu cấp bách với số vốn ít và trong thời gian ngắn..

Cụ thể:

– Thế chấp: thường dùng khi vay tiền mua nhà, đất đai, ô tô…

– Tín chấp: thường dùng khi mua sắm các thiết bị gia đình, cưới hỏi, xây sửa nhà…

Tóm lại, mỗi hình thức vay vốn đều tồn tại những ưu nhược điểm riêng, để lựa chọn được hình thức vay vốn phù hợp bạn nên cân nhắc kỹ dựa vào nhu cầu của bản thân, khả năng trả nợ của mình và nên tham khảo kỹ thông tin khi quyết định vay vốn.

Tổng hợp

>>> Xem thêm <<<

×

    ---------------------------------------------------------

    Chọn nhu cầu của bạn ở đây:

    ---------------------------------------------------------

    Nơi ở hiện tại:

    Câu hỏi bảo mật :

    Liên hệ tư vấn
    ×

      Báo lỗi:

      Câu hỏi bảo mật :

      Report

      So sánh

      Onlinebank.com.vn là website so sánh tài chính như các khoản vay, bảo hiểm, thẻ tín dụng ... giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau của từng sản phẩm.
      Follow Us

      Liên kết: Hayhomes.com | CardTOT | Tin tức BĐS | Mua sắm Hayhomes

      Onlinebank
      Logo
      So sánh
      • Total (0)
      So sánh
      0