Chủ tịch ngân hàng Techcombank – Hồ Hùng Anh
Ông Hồ Hùng Anh – doanh nhân lọt top tỷ phú USD Việt Nam – hiện đang giữ chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Ông Hồ Hùng Anh sinh ngày 8/6/1970 tại Hà Nội. Năm 1987, ông thi đỗ vào khóa 22 đào tạo Kỹ sư tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Với bảng thành tích xuất sắc trong quá trình học tập, ông đã được Bộ Quốc Phòng gửi sang du học ngành kỹ thuật quân sự tại Liên Xô. Sau đó, ông đã chuyển sang theo học ngành kỹ sư điện tử tại trường đại học Bách Khoa Kiev, Ukraine.
Con đường sự nghiệp của tỷ phú USD Việt Nam
Hành trình khởi nghiệp từ bán mỳ gói tại Nga
Vị Chủ tịch đương nhiệm của Techcombank đã khẳng định mình là một người tài giỏi ngay từ khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường với loạt thành tích xuất sắc. Quá trình khởi nghiệp của ông bắt đầu được thực hiện ở tại Liên Bang Nga. Khi khởi nghiệp tại thị trường Nga, ông Hùng Anh đã lựa chọn lĩnh vực mì gói và tương ớt để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình. Buổi đầu sự nghiệp ông bắt đầu với Công ty SANMEX tại Cộng Hòa Liên Bang Nga và thu được nhiều lợi nhuận bằng con đường bán mỳ này.
Thời gian học tại Ukraina, ông Hồ Hùng Anh từng là cộng sự thân thiết với ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch tập đoàn Masan). Chặng đường lập nghiệp và phát triển sự nghiệp của ông không thể thiếu bóng dáng của người bạn thân này. Họ xem nhau như “hai đối tác kinh doanh thân thiết, có mối quan hệ đan xen với nhau”. Theo Forbes, thời điểm ở nước Nga, ông Hồ Hùng Anh từng tìm hiểu và buôn bán hàng hóa giữa Việt Nam & Đông Âu.
Từ tháng 6 năm 1994 đến tháng 3 năm 1997, Hồ Hùng Anh là Giám đốc Công ty SANMEX Cộng hòa liên bang Nga. Từ tháng 3 năm 1997 đến tháng 6 năm 2004, Hồ Hùng Anh là Tổng giám đốc Công ty MASAN RUS TRADING tại Cộng hòa liên bang Nga (tiền thân của tập đoàn hàng tiêu dùng Masan).
Trở về Việt Nam, ông Hùng Anh tiếp tục gắn bó với ông Quang trong việc xây dựng “đế chế” Masan trong ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm. Ông Hùng Anh lần lượt giữ chức phó chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan và CTCP Masan (tên cũ là CTCP Đầu tư Masan). Trong quá trình nắm giữ chức vụ tại Masan ông Hùng Anh vẫn song song giữ vị trí chủ tịch của Techcombank.
Sau 10 năm gắn bó, ông Hồ Hùng Anh quyết định rút khỏi chức vụ Phó chủ tịch tập đoàn Masan để làm chủ tịch HĐQT Techcombank. Quyết định này nhằm đảm bảo việc thực thi quy định của luật các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ tháng 1/2018 khi một cá nhân không được kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên ông Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang Quang vẫn được xem là 2 cổ đông lớn nhất của Công ty cổ phần Masan với tỷ lệ sở hữu mỗi người khoảng 48%.
Cú “rẽ ngang” và dẫn dắt Techcombank “lột xác” vươn lên top đầu các ngân hàng Việt
Sau khi đã có được nhiều thành công ban đầu tại Đông Âu, ông tiếp tục về Việt Nam và hỗ trợ xây dựng Masan với loạt chức vụ quan trọng tại công ty trong những năm tháng khởi đầu.
Năm 2005, ông Hùng Anh quyết định tham gia vào hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank. Đến tháng 5 năm 2008 ông đã được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank.
Đến tháng 4/2018, khi luật của các tổ chức tín dụng sửa đổi yêu cầu “một cá nhân không được kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo ngân hàng và doanh nghiệp” thì ông đã quyết định từ bỏ mọi chức vụ tại Masan sau 10 đồng hành và gắn bó để tập trung cho Techcombank.
Đây đó thể nói là bước ngoặt để giúp ngân hàng Techcombank chuyển mình và phát triển bứt phá đáng kinh ngạc.
Sau hơn 10 năm dẫn dắt, ông đã đưa Techcombank đã trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên của Việt Nam đạt mức lợi nhuận sau thuế đến 10.000 tỷ đồng. Đến năm 2018, tròn 10 năm ông gia nhập ngân hàng thì lợi nhuận trước thuế của tổ chức tín dụng này đạt được là 10.661 tỷ đồng. Mức tăng trưởng này tăng 86% so với năm 2013, xếp thứ 2 trong các ngân hàng tại Việt Nam chỉ đứng sau ngân hàng Vietcombank.
Chính sự tăng trưởng đó đã giúp ngân hàng Techcombank được chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán. Quá trình này đã giúp ngân hàng huy động được 923 triệu USD về Techcombank, cao thứ 2 trong năm chỉ sau sự kiện IPO của Vinhomes với 1,34 tỷ USD thu về.
Trong thời gian gần đây, ngay cả trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng thì ngân hàng vẫn được đánh giá cao và dự đoán sẽ giữ vững vị thế trong thời gian sắp tới.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Mỹ S&P nhận định rằng Techcombank là một trong những ngân hàng có lợi nhuận cao nhất tại Việt Nam nhờ tệp khách hàng rộng lớn, chất lượng dịch vụ tốt, hiệu quả và nhiều dịch vụ sản phẩm riêng biệt. 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 11.500 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 71% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng đạt trên 18.100 tỷ đồng, tăng hơn 52%. Trong đó, thu nhập từ lãi chiếm 12.700 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ, dẫn dắt bởi biên lãi thuần (NIM) đạt 5,6%, nằm trong top cao nhất toàn ngành.
Techcombank tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng ở các mặt tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Đồng thời, Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng tính đến cuối tháng 6/2021 đạt mức 15,2%, cao hơn nhiều so với mức tối theo 8% theo quy định.
Bí quyết nằm ở chiến lược tập trung cho vay mảng bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho ngân hàng khi rủi ro sẽ được phân tán với việc cho doanh nghiệp nhà nước sử dụng dịch vụ tín dụng của mình.
Từ những kết quả tích cực về mặt kinh doanh, mới đây The Asian Banker đã vinh danh Techcombank là “Ngân hàng bán lẻ được tin dùng nhất” tại Việt Nam và là ngân hàng Việt Nam duy nhất có tên trong bảng xếp hạng khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trước đó, ngân hàng cũng được nhận danh hiệu “Ngân hàng cung cấp giải pháp tốt nhất cho khách hàng doah nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam năm 2020”, “Ngân hàng cung cấp sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất Việt Nam năm 2020” từ tổ chức này.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng này cũng được Euromoney trao giải “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2018, 2021 và được FinanceAsia vinh danh “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” năm 2020, 2021.
Hiện tại, để duy trì thành tích đáng nể và đáp ứng trải nghiệm của khách hàng, Techcombank sẽ tiếp tục nỗ lực đa dạng nguồn thu và đẩy mạnh số hóa để cung ứng dịch vụ tài chính số tốt nhất đến người dùng, đồng thời tuân thủ cao nhất quy định về bảo mật và an toàn.
Khối tài sản khổng lồ của “tỷ phú USD” Hồ Hùng Anh
Vào tháng 2 năm 2019, Hồ Hùng Anh có tên trong danh sách 5 tỷ phú USD người Việt Nam của tạp chí Forbes. Với hơn 39,3 triệu cổ phiếu TCB đang nắm giữ, ông Hồ Hùng Anh vào phiên giao dịch tháng 10 vừa qua đã có thêm gần 57 tỷ đồng. Đồng thời, cổ phiếu MSN tiếp tục tăng giá cũng đã giúp vị Chủ tịch Techcombank có thêm 1.286 tỷ đồng chỉ trong 1 ngày.
Lần đầu tiên ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank, cổ đông lớn của Masan Group – vượt qua nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo để nắm giữ vị trí thứ hai trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán. Tính đến tháng 10/2020, giá trị tài sản của ông Hồ Hùng Anh đã đạt mức 22,211 tỷ đồng, tăng mạnh 1,53 nghìn tỷ đồng so với tuần trước. Trong đó, có tới 21,26 nghìn tỷ đồng từ MSN, và 943 tỷ đồng từ TCB.
Ngoài ra, gia đình ông Hồ Hùng Anh cũng hưởng lợi lớn nhờ giá cổ phiếu: Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, vợ ông Hồ Hùng Anh sở hữu 174,13 triệu cổ phiếu TCB và 5,65 triệu cổ phiếu MSN; bà Nguyễn Thị Thanh Tâm – mẹ ông Hồ Hùng Anh có 174,13 triệu cổ phiếu TCB; con trai ông Hồ Hùng Anh là Hồ Anh Minh cũng có 137,96 triệu cổ phiếu TCB.
Theo đó, chỉ trong một ngày, người nhà của ông Hồ Hùng Anh cũng tăng thêm tới xấp xỉ 735 tỷ đồng tài sản. Với khối lượng cổ phiếu của cả gia đình lên tới 600 triệu đơn vị, gia đình ông Hồ Hùng Anh có khối tài sản quy ra từ phiếu có thể lên tới 17,000 tỷ đồng.
Không chỉ nổi tiếng với khối tài sản, gia đình ông Hồ Hùng Anh còn được biết tới với hàng loạt hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng. Vợ ông Hồ Hùng Anh là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy là một doanh nhân vô cùng hết lòng với công việc thiện nguyện. Tháng 3 năm 2019, bà đã thực hiện cúng dường 5 tỷ đồng tại chùa Huệ Nghiêm quận 2 , TP.HCM. Có lẽ cả hai vợ chồng bà đều muốn chia sẻ một phần nào đó những thành công mà gia đình đã đạt được.
Ngày 27/6/2019, ngân hàng TechcomBank tiến hành trao tặng 1.2 tỷ đồng cho quỹ phát triển người nghèo và quỹ phát triển tài năng thể thao.
Theo Tạp chí Kinh tế Chứng khoán Việt Nam
>>> Xem thêm bài viết khác: Nữ chủ tịch ngân hàng trẻ Việt Nam – từ CEO bất động sản sang ngồi “ghế nóng” nhà băng – Onlinebank