Thăng tiến trong ngành tín dụng – Cần thời gian và nỗ lực

Thăng tiến trong ngành tín dụng cần đầu tư thời gian và sự nỗ lực không ngừng của bản thân đồng thời phải toàn diện trong bối cảnh hiện nay.

1. Tính dụng ngân hàng là một ngành rất cạnh tranh

Tín dụng ngân hàng là một trong những ngành cạnh tranh nhất hiện nay. Không khó để các bạn bắt gặp các trang website tuyển dụng đưa tin chiêu mộ nhân viên tài chính tín dụng ngân hàng. Tốt nghiệp đúng chuyên ngành nhưng không phải ai cũng có cơ hội thăng tiến trong công việc. Ngành nào cũng vậy, đều có bí quyết riêng để tự mình phát triển. Onlinebank với những trải nghiệm thú vị dưới đây hứa hẹn sẽ giúp đỡ các bạn rất nhiều trong quá trình thành công với nghề của mình.

thăng tiến trong ngành tín dụng

Tín dụng ngân hàng là một ngành cạnh tranh cao

Đa số các ngân hàng hiện nay đã dùng KPI để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên. Đặc biệt là nhân viên tín dụng. Các cán bộ ngân hàng cho biết, thường mỗi quý, họ được “khoán” các chỉ tiêu như: huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, số lượng thẻ mở mới cho khách hàng… Nếu không đủ số lượng được giao có thể bị trừ lương, giảm thưởng. Thậm chí hạ mức đánh giá xếp loại nhân viên cuối năm.

2. Hành trang thăng tiến trong ngành tín dụng

Thứ nhất là ranh giới của sự chấp nhận rủi ro

Nghề tín dụng là một công việc khá đặc thù, không hẳn là một nhân viên kinh doanh (sales). Nhưng cũng không đơn thuần là một chuyên viên phân tích tài chính, phân tích tín dụng. Và đặc biệt rủi ro tín dụng luôn là bức tranh hiện hữu trong thực tiễn cũng như trên lý thuyết.

Bản thân công việc này yêu cầu người làm phải hài hòa giữa tiếp thị, mở rộng khách hàng với kiểm soát rủi ro. Vì thế nếu Bạn không tự giải quyết mâu thuẫn này thì dẫn đến thực trạng là nhìn hồ sơ nào, khách hàng nào cũng thấy rủi ro, một thời gian sẽ làm bạn “ sợ” cho vay, và đương nhiên là bạn sẽ phải tìm cách chuyển sang bộ phận khác hoặc có thể là công việc khác.

thăng tiến trong ngành tín dụng

Cần một sự nỗ lực vượt bậc cho những nhân viên

Thứ hai là tạo cho bản thân các kỹ năng. Nghe kỹ – hiểu sâu – làm chắc

Trong thực tế chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh cán bộ tín dụng là một con người nhanh nhẹn, hoạt bát, ăn nói lưu loát, nhiệt tình và hồ hởi với khách hàng. Đó chính là kỹ năng về giao tiếp. Và là kỹ năng cơ bản của những cán bộ sales.

Thứ ba phải đặt cho mình các mục tiêu ngắn hạn thăng tiến trong ngành tín dụng

Công việc gì cũng cần có mục tiêu. Việc đặt ra cho mình một kế hoạch hành động sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn. Bố trí và sắp xếp công việc khoa học. Nhưng vấn đề là mục tiêu của cán bộ tín dụng là gì? Đơn giản là hãy đặt cho mình mức thang thăng tiến.

3. Cần thời gian bao lâu để thăng tiến trong ngành tín dụng?

Tại sao lại là 4 năm làm chuyên viên?

Chuyên viên tín dụng như đã nói ở trên, có người chỉ cần 3 tháng là làm được. Nhưng cũng có người 5 năm chưa đạt yêu cầu. Nhưng 4 năm ở đấy là khoảng thời gian bạn đặt ra để định hướng mốc cho sự phấn đấu nấc thang thăng tiến tiếp theo. Thông thường chỉ cần khoảng 2 – 3 năm là bạn có thể nắm rõ các kỹ năng. Và hoàn thiện nó một cách tương đối hoàn chỉnh. Thời gian còn lại là để bạn hình thành cho mình các phẩm chất của một cán bộ quản lý. Xây dựng các mối quan hệ với đồng nghiệp, mở rộng mạng lưới khách hàng.

Sau 4 năm, thực sự lúc này bạn có làm nữa cũng sẽ thấy oải. Vì bản chất công việc tín dụng là phải đi, phải lăn lộn, phải “sương gió” mới có kết quả. Và nếu bạn đủ năng lực mà có cơ hội làm teamleader thì hãy nắm bắt ngay. Hoặc có thể phải đi tìm cho mình cơ hội ở những ngân hàng khác với môi trường làm việc mới. Lời khuyên chính là hãy thay đổi. Và hãy tìm cho mình cơ hội khi bản thân thấy đủ năng lực.

Các mốc tiếp theo cũng tương tự

Đó chính là khoảng thời gian bạn đủ để tích lũy cho mình những kinh nghiệm tại từng vị trí công việc. Tích lũy những kỹ năng xử lý tình huống. Tính bao quát và kiểm soát rủi ro trước khi bạn trở thành “sếp” ở Ngân hàng.

Trên đây là những chia sẻ từ kinh nghiệm của người viết về một khía cạnh của nghề tín dụng

Nó có thể không đúng với số đông nhưng cũng có thể đúng với một số cá thể. Công việc nào cũng vậy, muốn tồn tại và phát triển tất nhiên đòi hỏi sự nỗ lực hết mình. Yêu nghề hết mình chứ không chỉ vì lý thuyết này, lời khuyên nọ.

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0