Sacombank mở rộng thị phần nhờ chiến lược số hóa toàn diện

Chuyển đổi số sớm giúp Sacombank nâng cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tiếp cận nhiều khách hàng.

Theo đại diện Sacombank, ngân hàng hiện có hơn 15 triệu người dùng, trong đó hơn 50% là “khách hàng số” với những yêu cầu chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Lượng khách mới tăng mỗi ngày đến từ nỗ lực của ngân hàng với chiến lược dài hơi, nhằm cung cấp toàn diện sản phẩm, chất lượng dịch vụ…

Chiến lược chuyển đổi số toàn diện

Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, Sacombank tiến hành chiến lược này từ sớm và đạt nhiều kết quả tích cực. Quá trình được Sacombank triển khai theo 4 trụ cột gồm hạ tầng công nghệ, giải pháp số hóa toàn diện, sản phẩm – dịch vụ số, con người và tư duy số. Mỗi yếu tố được ngân hàng đầu tư bài bản về chất và lượng, hướng đến sự tiện ích khách hàng.

Trong giai đoạn 5 năm từ 2018-2022, ngân hàng đạt nhiều kết quả trên kênh số. Hiện có hơn 50% người dùng của nhà băng này là khách hàng số, sử dụng các dịch vụ như Internet Banking, Mobile Banking, Sacombank Pay…

Ngoài ra, số lượng giao dịch trên nền tảng trực tuyến của ngân hàng cũng tăng trưởng gấp 5 lần giai đoạn từ 2018-2022, bình quân 43%. Riêng năm 2022, 97% giao dịch tại Sacombank là giao dịch số. Trước đó, năm 2018, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm dịch vụ của khách hàng, ngân hàng ra mắt Sacombank Pay. Đến nay, ứng dụng thu hút 4 triệu người dùng.

Nhân viên Sacombank. Ảnh: Sacombank

Nhân viên Sacombank. Ảnh: Sacombank

Bên cạnh áp dụng số hóa , Sacombank còn liên tục đưa ra thị trường nhiều sản phẩm. Như năm 2022, ngân hàng ra mắt hai dòng thẻ tích hợp thẻ tín dụng và thẻ thanh toán trên một chip là Napas Combe Card và Mastercard Only One, tăng tiện ích người dùng. Ngoài ra, Sacombank còn kết nối thanh toán với Google Wallet, hợp tác thanh toán QR Thái Lan – Việt Nam hay liên kết các đối tác fintech như Zalo, VNPT Money cung cấp dịch vụ mở tài khoản trực tuyến.

Doanh số giao dịch thẻ năm 2022 của Sacombank đạt gần 6,4 tỷ USD, tăng 40% so năm 2021. Trong đó, mảng thanh toán trực tuyến dẫn đầu thị trường về doanh số chấp nhận thẻ trong nước. Ngoài hệ thống POS lên đến 170.000 máy trên toàn quốc thì ngân hàng còn triển khai các phương thức thanh toán hiện đại khác như tap to phone, NFC, QR code, Samsung Pay hay Google Pay.

“Với lợi thế chuyển đổi số sớm giúp Sacombank bứt phá tốc độ đổi mới, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ, đồng thời tạo ra những sản phẩm tài chính công nghệ cao dành cho từng nhóm khách hàng”, đại diện ngân hàng nói.

Ngoài ra, Sacombank còn là một trong những ngân hàng tiên phong phát triển ngân hàng hợp kênh (omnichannel). Phương thức này được xem là bước tất yếu trong quá trình chuyển đổi số, cho phép ngân hàng tạo ra trải nghiệm đồng bộ và liền mạch trên nhiều kênh như internet banking, mobile banking, ATM, quầy giao dịch… thông qua dữ liệu người dùng.

Tháng 11/2022, Sacombank ký kết hợp tác liên danh Temenos – HiPT, triển khai nền tảng ngân hàng hợp kênh (omnichannel). Đại diện nhà băng cho biết, đây là tiền đề để Sacombank hoàn thiện quá trình chuyển đổi số, tăng tốc chiếm lĩnh thị phần, bứt phá kinh doanh.

Đại diện Sacombank và liên danh Temenos - HiPT ký kết hợp tác phát triển ngân hàng số hợp kênh. Ảnh: Sacombank

Đại diện Sacombank và liên danh Temenos – HiPT ký kết hợp tác phát triển ngân hàng số hợp kênh. Ảnh: Sacombank

Các chỉ số tích cực

Đạt nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, mở rộng thị phần, Sacombank phải “gánh trên vai” trách nhiệm xử lý khối nợ xấu theo đề án tái cơ cầu từ năm 2017.

Đại diện Sacombank cho biết, năm 2022 là thời gian kinh tế Việt Nam phục hồi sau Covid-19, đối mặt nhiều khó khăn. Trong bối cảnh này, ngành ngân hàng tiếp tục nỗ lực đóng góp vào tăng trưởng, trong đó có Sacombank. Nhà băng này vừa tiếp tục quá trình tái cơ cấu, vừa thiết lập những kế hoạch phát triển mới.

Sacombank có quy mô tăng trưởng thường niên. Năm 2022, tổng tài sản của ngân hàng đạt 591.908 tỷ đồng, tăng 13,6% so cùng kỳ. Trong bối cảnh phải dành nguồn lực để hỗ trợ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế, nhà băng vẫn kiểm soát tốt chi phí để bảo đảm lợi nhuận tích cực. Lợi nhuận trước trích lập chi phí đề án đạt 19.940 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2022 của ngân hàng đạt 6.339 tỷ đồng (tăng 44,1%), tăng trưởng tín dụng đạt 438.753 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Chất lượng và cơ cấu tín dụng theo phân khúc cải thiện, chủ yếu giải ngân phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, chiếm 68,7% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng cho vay bất động sản được chú trọng kiểm soát giảm xuống còn 20,4%. Trong đó, tỷ trọng cho vay kinh doanh nhà đất là 8,2% và tiêu dùng bất động sản 12,2%.

Khách hàng trải nghiệm tiện ích thẻ tín dụng Sacombank. Ảnh: Sacombank

Khách hàng trải nghiệm thanh toán qua thẻ Sacombank. Ảnh: Sacombank

Theo đại diện Sacombank, thu nhập ngoài lãi của ngân hàng cũng là một điểm sáng. Cụ thể, tỷ trọng thu dịch vụ tăng 19,6% so cùng kỳ, đạt gần 5,2 nghìn tỷ đồng. Trong đó, thu từ dịch vụ thẻ tăng 52,6%, từ bảo hiểm 54,8%. Lợi nhuận từ ngoại hối đạt 1.062 tỷ đồng (tăng 44,1%).

Đồng thời, giai đoạn 2017 đến nay, Sacombank phải thực hiện thu hồi và xử lý nợ xấu. Năm 2022, ngân hàng thu hồi 15.886 tỷ đồng, lũy kế nợ xử lý trong 6 năm 87.877 tỷ đồng, trong đó nợ thuộc đề án đạt 70.315 tỷ đồng. Nhờ đó, nợ xấu và tài sản tồn động thuộc đề án giảm 72,8%.

Đại diện ngân hàng đánh giá, với sự hồi phục tích cực của nền kinh tế cùng khả năng thích ứng linh hoạt, Sacombank dự kiến lợi nhuận năm 2023 sẽ tăng trưởng 50% lên 9.500 tỷ đồng. Ngoài ra, các chỉ số về tổng tài sản, huy động vốn và dư nợ tín dụng đều được nhà băng này dự kiến tăng trưởng từ 11-12%. Sacombank sẽ trình cổ đông thông qua các chỉ số tài chính trên vào kỳ đại hội đồng cổ đông thường niên sắp tới, tổ chức ngày 25/4.

“Sacombank sẽ bứt phá về tăng trưởng trong năm 2023 và những năm tiếp theo dựa trên nền tảng chuyển đổi số. Tầm nhìn đến năm 2026, nhà băng đặt mục tiêu số hóa toàn diện, trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước và khu vực”, đại diện ngân hàng chia sẻ.

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0