Podcast là gì?
Podcast là một kênh audio trực tuyến, nó gồm các file âm thanh được tải lên của một cá nhân hay tổ chức nào đó về nội dung cụ thể. Và người nghe có thể nghe trực tuyến ngay trên website hoặc app, hoặc có thể tải file đó lưu trữ trong máy khi rảnh rỗi nghe.
Nó khác với đài Radio, bạn sẽ nghe nhưng theo giờ giấc cụ thể, phải dò tần sóng để bắt được đài nghe, đôi khi còn không nghe được do nhiễu sóng…Vậy nên có thể xem Podcast như là kênh âm thanh, thay vì giống như Youtube là kênh video vậy.
Điều đặc biệt của Podcast là người nghe được chủ động, nội dung nghe có thể điều chỉnh tùy ý, đặc biệt bạn muốn tua nhanh hay nghe chậm đều được không phụ thuốc yếu tố nào cả. Hiện nay trên nền tảng âm thanh này có rất nhiều bạn trả đang tiến hành kiếm tiền thông qua việc chia sẻ nội dung, hoặc nhiều cách thức để kiếm tiền khác.
Podcast hiện có rất nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên, có 4 dạng podcast phổ biến đó là:
- Podcast nâng cao
- Tiểu thuyết podcast
- Video podcast
- English podcast
Podcast ra đời từ khi nào?
Podcast lần đầu xuất hiện tại một sự kiện BloggerCon được tổ chức vào năm 2003. Tại đây, một phần mềm có tên gọi RSS-to-iPod được phát hành. Mục đích của phần mềm này rất đơn giản, nó cho phép người sở hữu iPod tải các file âm thanh từ Internet về.
Tuy nhiên đến năm 2004, thuật ngữ “podcasting” mới xuất hiện và được đặt bởi một nhà báo người Anh tên là Ben Hammersley.
Một thời gian ngắn sau đó, Dannie Gregoire đã sử dụng thuật ngữ “podcaster” ám chỉ một người tạo ra podcast và từ ấy thuật ngữ podcast dần trở nên phổ biến.
Do đó đến thời điểm này nếu bạn sở hữu một kênh Podcast thì bạn sẽ là một Podcaster. Cũng giống như bạn sở hữu một kênh video Youtube thì bạn được gọi là Youtuber hoặc bạn là chủ nhân của một blog thì bạn là một Blogger.
Podcast hoạt động như thế nào?
Podcast là tổng hợp các file âm thanh (thường ở định dạng MP3), được phân phối đến các ứng dụng nghe podcast qua RSS – Really Simple Syndication (nguồn cấp dữ liệu đơn giản).
Chỗ này sẽ hơi khó hiểu hiểu một chút, nhưng về cơ bản bạn sẽ thấy quy trình như sau:
- Podcaster (người làm podcast) tạo ra file âm thanh
- Sau đó tải lên một dịch vụ lưu trữ (được gọi là podcast hosting)
- Podcast hosting sẽ tạo ra nguồn cấp dữ liệu cho kênh podcast (RSS feed)
- Các ứng dụng nghe podcast sẽ nạp RSS Feed
- Người nghe có thể đăng ký, tải xuống hoặc nghe online ngay trên ứng dụng
Những lợi ích tuyệt vời của podcast
Sau khi đã biết podcast là gì rồi thì hãy cùng Minh Hương Pynie tìm hiểu kỹ hơn về những lợi ích của podcast nhé.
Thay thế TV và radio
Podcast xuất hiện đánh dấu một mốc mới có thể thay thế cho sự tồn tại của TV và radio. Khi mới xuất hiện podcast chỉ ở dạng âm thanh. Nhưng hiện nay khi công nghệ phát triển bạn có thể thấy cả podcast dạng video. Khi nghe podcast bạn sẽ không thấy những quảng cáo như trên radio do đó được nhiều người yêu thích.
Nâng cao khả năng nghe tiếng Anh
Podcast đang là một xu thế mới của thế giới âm thanh số. Hiện nay podcast chính là một trong những công cụ rất phổ biến để học ngoại ngữ, nhất là Tiếng Anh.
Nâng cao kiến thức
Vì nội dung của những podcast đều được xây dựng dựa trên nhu cầu của thính giả. Do đó chủ đề podcast rất đa dạng. Đặc biệt, nội dung podcast thường được xây dựng như một buổi trao đổi, một buổi talkshow với những kiến thức hữu ích được rất nhiều người nổi chia sẻ tới cộng đồng.
Phát triển trí tưởng tượng
Khi nghe podcast bạn sẽ tiếp cận được những nội dung khác nhau và khiến não bộ chúng ta suy nghĩ về nội dung ấy. Điều này kích thích sự sáng tạo và phát triển trí tưởng tượng.
Rất linh hoạt
Khi nghe podcast bạn có thể được thực hiện ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Thậm chí bạn có thể nghe ngay khi đang đi du lịch, đang lái xe,… rất linh hoạt. Đây cũng chính là lý do mà podcast ngày càng được ưa chuộng.
9 Cách kiếm tiền từ PostCast
Tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết hay còn gọi là Affiliate là cách kiếm tiền online hiệu quả hiện nay, đây là một trong những hình thức kiếm tiền từ hoạt động quảng cáo ngắn. Đó là bạn sẽ chọn các dự án đang có thể kiếm tiền hiện đang tham gia chương trình, sau đó chèn link đăng ký đó vào trong nội dung Podcast hoặc có thể chèn link đó vào trong nội dung trên kênh của mình.
Việc sử dụng tiếp thị liên kết này giúp bạn kiếm tiền thụ động từ người nghe, nếu những ai có nhu cầu sẽ được dựa trên link bạn cung cấp đó để đăng ký dịch vụ hay sản phẩm của họ muốn. Mỗi một đơn hàng thành công được đăng ký qua kênh Podcast của bạn bên cung cấp sản phẩm dịch vụ sẽ trả hoa hồng. Và càng nhiều đơn sẽ có càng nhiều tiền.
Tạo kênh nội dung trên Podcast
Thay vì kiếm tiền cho người khác, bạn có thể kiếm tiền từ việc tạo kênh nội dung chất lượng trên Podcast, bởi để lấy tiền quảng cáo, tiền tài trợ thì trước hết kênh Podcast của bạn phải thu hút được nhiều người đến và nghe, không phải kênh nào mở ra cũng có thể kiếm được tiền.
Vậy nên hãy tập kiếm tiền bằng cách xây dựng kênh nội dung chất lượng, từ âm thanh cho đến những gì bạn cung cấp. Và kênh càng nhiều người nghe tiền quảng cáo bạn sẽ nhận được càng nhiều hơn. Kênh của bạn có thể là chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hay có thể là kênh giải trí đều được.
Kết hợp Podcast với Youtube
Podcast là kênh âm thanh, nó bị hạn chế về mặt video cũng như sinh động. Vậy nên việc bạn kết hợp giữa Podcast lẫn Youtube với nhau là hoàn toàn có thể kiếm được khối tiền lớn từ 2 kênh này. Bạn có thể sử dụng file âm thanh đó, sau đó chỉnh sửa thành video kèm theo hình ảnh hoặc video quay để cho nội dung sinh động hơn.
Và việc kênh Podcast của bạn có thể kiếm được tiền từ Youtube thông qua những lượt quảng cáo, hay từ người xem đều được. Và tất nhiên, nội dung chính là sự quan tâm lợn nhất, nếu nội dung làm ra không ai nghe, không ai xem cũng không có bất kỳ ai đăng ký kênh thì sẽ không kiếm được bất kỳ đồng nào cả.
Làm hoạt động PR cho người nổi tiếng
Thay vì trên Blog, trên báo chí hoạt động PR được thực hiện thông qua các bài viết thì giờ đây hoạt động PR cho bản thân của các người nối tiếng cũng được xuất hiện trên các kênh Podcast. Đó chính là xác là những cuộc phỏng vấn, cuộc nói chuyện trên kênh, tạo nên thương hiệu cũng như độ uy tín cho bản thân người tham gia vào kênh đó.
Nhiều bạn sẽ nghĩ trên Tivi uy tín hơn chứ, đúng là như vậy nhưng dễ gì được PR trên báo chí, trên Tivi, vậy nên bạn có thể thực hiện những nội dung Podcast PR cho ai đó, sau đó nhận tiền từ việc đưa thông tin về bản thân người đó lên là được.
Bán các sản phẩm/ dịch vụ trên Podcast
Nếu bạn muốn bán sản phẩm hay dịch vụ trên kênh Podcast cũng được. Nếu bạn kinh doanh các dịch vụ như khóa học, tuyển dụng, tuyển sinh, đầu tư chứng khoán, cổ phiếu…thì bạn có thể lập kênh Podcast kiếm tiền, lồng ghép các sản phẩm, dịch vụ của mình vào đó để có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
Đa phần các kênh Podcast hiện nay được lập ra đều kinh doanh ở dạng này, như là bán sách, bán khóa học. Và để bán được nhiều thì bạn phải thể hiện được trình độ, thu hút được người nghe và khi họ tin tức họ với đăng ký mới mua sản phẩm của mọi người. Và podcast như là cầu nối, là giới thiệu nhưng hay đảm bảo sản phẩm bạn bán ra phải chất lượng.
Kiếm tiền từ hoạt động tài trợ
Tài trợ là cách phổ biến nhất mà các podcast kiếm tiền. Đây là khi podcast quảng bá nhà tài trợ trong suốt chương trình. Bạn có thể nghe thấy các chương trình yêu thích của mình thu hút các nhà quảng cáo của họ một vài lần trong mỗi tập.
Nó cũng tương tự như quảng cáo, nhưng giống như quảng cáo trọn bộ. Bên nhà cung cấp sản phẩm hay muốn bán sản phẩm,họ tài trợ cho kênh của mọi người và tất nhiên trong nội dung kênh của bạn phải thể hiện sao đó làm nổi bật cũng như xuyên suốt được những thông tin của nhà tài trợ. Quảng cáo đầu video chạy ở đầu chương trình, thường trong khoảng 15-30 giây. Quảng cáo cuối video chạy ở cuối chương trình, cũng trong 15-30 giây. Chúng có giá trị như nhau đối với các nhà quảng cáo
Nhận tiền hoặc quà tử người hâm mộ
Nhận tiền từ người hâm mộ cũng là cách để kiếm tiền. Và tất nhiên cách thức kiếm tiền này không phải dễ, bởi bản thân mọi người cần có kênh hấp dẫn và hỗ trợ được nhiều người những người nghe và họ muốn giúp kênh kiếm được tiền cũng như duy trì họ sẽ tặng tiền cho bạn.
Việc nhận tiền thông qua Donate thì mọi người chỉ cần tạo link, sau đó gắp link đó vào phía dưới bản mô tả file âm thanh của mình. Và người nghe hay fan của bạn sẽ nhấp vào link đó có thể gửi cho mọi người 1 khoản tiền lớn. Đây cũng là cách thức để kêu gọi đầu tư hoặc gọi vốn cộng đồng dành cho những công ty khởi nghiệp hay cần thực hiện các dự án nào đó trong tương lai.
Tham gia vào mạng quảng cáo Podcast
Tham gia vào mạng quảng cáo Podcast này hiện tại ở Việt Nam cũng khá hạn chế, bởi do đặc thù về ngôn ngữ, kèm theo đó là sự thiết phổ biến. Nhưng bạn nên thử làm quen, tham gia vào mạng lưới quốc tế, để làm được điều đó bạn cần có kênh song ngữ mới có thể kết nối với những người nghe ở nước ngoài.
Và để có thể tiếp cận được các mạng quảng cáo lớn trên thế giới, tìm thấy các đơn hàng có thể kiếm được nhiều tiền. Mọi người có thể tham khảo thông tin trong các trang dưới đây:
- Ad Results Media
- Adopter Media
- AdvertiseCast
- True Native Media
- Midroll
- Podcorn
Tạo kênh Podcast có trả phí
Có nghĩa là bạn sẽ cung cấp những nội dung thực sự tốt, nó khan hiếm và độc quyền trên thị trường, tạo ra những giá trị lớn cho người nghe. Và có thể bắt đầu bằng cách miễn phí, và sau đó bạn yêu cầu phải trả phí cho những nội dung sau đó. Và nếu thực sự cần thiết và hấp dẫn thì người nghe sẵn sàng chi tiền ra để mua file âm thanh đó.
Nên nếu như bạn tự tin về kênh của mình làm được điều đó thì hãy bất chế độ trả phí cho nội dung trên Podcast, còn nếu như nội dung đại trà không có gì thú vị, tìm ở đâu cũng có thì đừng nên bật yêu cầu trả tiền bởi không một ai ghé lại trang của bạn nữa đâu.
Bắt đầu kiếm tiền từ Pocast như thế nào
Vậy bắt đầu kiếm tiền như thế nào đây, nếu bạn nào chưa biết cách để có thể bắt đầu thì hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây:
B1: Tìm kiếm nền tảng nghe Podcast thịnh hành
Hiện nay có rất nhiều nền tảng để bạn có thể tạo các kênh Podcast của mình. Và dưới đây là những nền tảng bạn có thề tìm đến để thiết lập kênh cho mình.
- Spotify
- Podcast Apple
- Google Podcast
- BuzzSprout.
- Spreaker.
- RSS.com.
- Transistor.
- PodBean.
- Simplecast.
- Captivate.
- Castos.
- Podcastics.
- Fusebox.
- Podcast Websites.
- Audioboom
- Megaphone
- Omny
- Pinecast
- PodBean
- Podcaster.DE
- Podiant
- Podigee
- Podomatic
- RedCircle
- Simplecast
- Sounder.fm
- Spreaker
- Transistor
- Whooshkaa
Đối với những nền tảng lưu trữ đó mọi người có thể sử dụng hết hoặc có thể thực hiện chọn một số nền tảng, đặc biệt ưu tiên những nền tảng nào có đặc trưng thu hút được nhiều người tham gia, và phù hợp với nhu cầu của người Việt mình.
Bước 2: Đăng ký tài khoản
Bạn sẽ đăng ký hosting kênh Podcast, tùy vào mỗi kênh sẽ có mức phí thu khác nhau nên mọi người nên tìm hiểu rõ trước đó để có thể có mức phí trả cho nền tảng thấp nhất. Việc đăng ký này cũng đơn giản, chỉ cần mọi người thực hiện đăng ký nhanh là xong.
Hướng dẫn mở tài khoản Podcast trên Spotyfi
Lưu ý: Đăng ký và tạo hosting Podcard, Spotify không lưu trữ podcast. Bạn cần cung cấp liên kết đến nguồn cấp dữ liệu RSS để đưa podcast của mình lên Spotify.
Đây hiện là kênh có lượng người dùng khủng và được nhiều người Việt Nam sử dụng. Mọi người có thể tham khảo lựa chọn.
- Đầu tiên mọi người vào website của https://anchor.fm/ => Đây là nơi lưu trữ đằng sau của Soptify
- Nhấn vào Get Started
- Rồi sau đó nhập thông tin đăng ký, email, tạo mật khẩu đăng nhập của bạn nhé. Nhấn “Sign Up”
- Sau đó vào email để kích hoạt và xác nhận đăng ký, bạn nhấp vào “Continue to dashboard”
- Sau đó thiết lập thông tin kênh Podcast: Tên kênh, hình ảnh đại diện. Và sau khi thiết lập hết tất cả thông tin bạn sẽ có giao diện như sau:
Sau đó bạn sẽ trở lại giao diện có thể tải file âm thanh lên ngay hoặc có thể thu âm trực tiếp trên đó bằng cách nhấn vào Record. Sau khi hoàn thành mọi người chỉ cần thực hiện lưu file lại và Public lên là được.
Bước 3: Tạo nội dung Podcast
Nội dung của bạn là gì, nó nói về cái gì và được dẫn dắt như thế nào. Đó giống như là một buổi trò chuyện 2 người, hay là độc thoại. Tùy vào nội dung, bạn cần lên Format chương trình, sau đó tiến hành thu âm, chỉnh sửa, chèn nhạc… để có có một file nội dung âm thanh hoàn chỉnh nhất.
Bạn có thể chọn tạo nội dung ở trên thiết bị khác, trên các công cụ và hoàn tất nó thành 1 file âm thanh. Hoặc có thể chọn thu âm ngay trên nền tảng mà mình sẽ tải Podcast lên đó.
Bước 4: Gửi nội dung Podcast lên nền tảng
Bạn đang ký kênh nào thì tải lên ở kênh đó và đảm bảo rằng nội dung của mình đã hoàn chỉnh, không có bất kỳ sai sót nào. Và đảm bảo bạn đã liên kết với nguồn cấp dữ liệu RSS
Ví dụ: Tải nội dung lên Spotify
- Đăng nhập vào tài khoản của bạn, và nhận chọn vào BẮT ĐẦU .
- Dán liên kết đến nguồn cấp dữ liệu RSS của podcast của bạn.
- Họ sẽ gửi một email xác minh đến địa chỉ trong nguồn cấp dữ liệu RSS của bạn. Sao chép mã gồm 8 chữ số từ email đó và dán vào biểu mẫu gửi.
- Thêm thông tin podcast như danh mục, ngôn ngữ và quốc gia.
- Xem lại thông tin sau đó nhấp vào GỬI và hoàn thành.