Phải làm gì khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng?

Khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng, khách hàng không thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào, những lý do đằng sau việc đóng băng tài khoản có thể đa dạng

Tài khoản ngân hàng bị đóng băng là gì?

Đóng băng tài khoản hay tài khoản ngân hàng bị đóng băng là hành động của ngân hàng nhằm ngăn chặn các giao dịch tiền ra như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn của chủ tài khoản.

Phải làm gì khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng?

Khi tài khoản bị đóng băng, chủ tài khoản sẽ bị giới hạn giao dịch. Khách hàng có thể vẫn truy cập được vào tài khoản nhưng không thể thực hiện được các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản hay thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ từ thẻ.

Đặc điểm của tài khoản ngân hàng bị đóng băng

  • Tài khoản bị đóng băng không thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, chuyển khoản, thanh toán, hoặc ủy quyền thanh toán.
  • Trong thời gian tài khoản bị đóng băng, các khoản tiền gửi sẽ được bảo lưu và không được phép rút ra, nhưng nếu có người chuyển khoản tiền vào tài khoản, số tiền vẫn sẽ được ghi nhận.
  • Không có quy định cụ thể về thời gian đóng băng tài khoản. Tài khoản có thể được bỏ đóng băng khi chủ tài khoản đáp ứng được các điều kiện của quy trình đóng băng.
  • Có nhiều nguyên nhân dẫn tới đóng băng tài khoản ngân hàng. Nguyên nhân dẫn tới đóng băng tài khoản có thể bao gồm yêu cầu từ tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền. Trong một số trường hợp, tổ chức có thể tạm thời khóa tài khoản mà không cần phải thông qua phán quyết từ tòa án.

Nguyên nhân tài khoản ngân hàng bị đóng băng

T ài khoản ngân hàng bị đóng băng do trễ hạn đóng các khoản nợ

Nếu một món nợ không được thanh toán và chủ nợ yêu cầu, ngân hàng có thể đóng băng tài khoản để thu hồi tiền nợ. Quy trình này thường đòi hỏi sự chấp thuận từ toà án, đặc biệt khi có tranh chấp về nợ. Tòa án sẽ thông báo cho ngân hàng và thực hiện các bước tiếp theo. Trong trường hợp vay của Chính phủ, không cần quyết định từ toà án.

Chủ tài khoản có hành vi gian lận, không hợp pháp

Nếu ngân hàng phát hiện các hoạt động gian lận, rửa tiền hoặc hoạt động tài chính không hợp pháp, tài khoản có thể bị đóng băng để tuân thủ luật pháp. Ngân hàng có quyền đóng băng tài khoản nếu nghi ngờ có hoạt động bất hợp pháp và thường xuyên theo dõi và báo cáo các tài khoản có hoạt động đáng ngờ như lượng tiền lớn được chuyển đi một cách bất thường. Các dịch vụ giám sát tín dụng cũng có thể được sử dụng để bảo vệ thông tin của chủ tài khoản trong trường hợp danh tính bị đánh cắp.

Được tòa án, cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu

Tài khoản có thể bị đóng băng khi có quyết định từ tòa án hoặc cơ quan quản lý tài chính yêu cầu điều này, đặc biệt trong trường hợp tranh chấp pháp lý về tài sản.

Do chủ tài khoản tự yêu cầu

Tài khoản có thể bị đóng băng khi chủ sở hữu qua đời mà không có người thừa kế hoặc khi chủ tài khoản chủ động yêu cầu đóng băng tài khoản.

Phải làm gì khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng?

Bảo vệ an ninh tài chính

Để bảo vệ an ninh tài chính của khách hàng, ngân hàng có thể đóng băng tài khoản khi phát hiện các hoạt động bất thường hoặc nghi ngờ việc truy cập tài khoản bị hack.

Phía ngân hàng phát hiện tài khoản hoạt đồng bất thường

Khi chủ tài khoản không tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng hoặc vi phạm các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết. Hay phát hiện hoạt động bất thường trong tài khoản của khách hàng, có thể là do các giao dịch không phù hợp với mô hình hoạt động thông thường của khách hàng hoặc có dấu hiệu của hoạt động gian lận, ngân hàng có thể quyết định đóng băng tài khoản để điều tra và bảo vệ tài chính của khách hàng cũng như ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn.

Cách xử lý tài khoản ngân hàng bị đóng băng

Phải làm gì khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng?

Tài khoản ngân hàng bị đóng băng không phải kéo dài vĩnh viễn nên hoàn toàn có thể mở lại được tài khoản. Dưới đây là một số cách mở tài khoản bị đóng băng:

  • Chủ tài khoản cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được hướng dẫn là thủ tục. Thông thường, ngân hàng sẽ yêu cầu xác minh thông tin và hoạt động liên quan đến tài khoản trong thời gian gần nhất để làm cơ sở mở tài khoản bị đóng băng.
  • Nếu bị đóng băng tài khoản do nợ quá hạn thì việc mở tài khoản chỉ được thực hiện sau khi chủ tài khoản đã thanh toán đầy đủ khoản nợ.
  • Nếu tài khoản bị đóng băng do nghi ngờ có hoạt động bất hợp pháp thì việc đóng băng tài khoản sẽ được dỡ bỏ sau khi việc điều tra làm rõ nghi ngờ trên hoàn tất. Trường hợp kết luật của cuộc điều tra là chủ tài khoản có hành vi gian lận nào thông qua tài khoản đó thì tài khoản có thể bị đóng vĩnh viễn.

Tài khoản ngân hàng bị đóng băng có mở lại được không?

Tùy thuộc vào lý do tài khoản bị đóng băng, bạn có thể mở lại được hoặc không.

  • Nếu tài khoản bị đóng băng do nợ quá hạn, bạn chỉ có thể mở lại sau khi thanh toán đầy đủ khoản nợ.
  • Nếu tài khoản bị đóng băng do nghi ngờ có hoạt động bất hợp pháp, việc đóng băng tài khoản sẽ được dỡ bỏ sau khi việc điều tra làm rõ nghi ngờ trên hoàn tất.
  • Nếu tài khoản bị đóng băng do lệnh của tòa án, tài khoản bị đóng băng có mở lại khi vụ án được giải quyết.
  • Nếu tài khoản bị đóng băng do nghi ngờ liên quan đến hoạt động rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố, tài khoản bị đóng băng có mở lại khi cơ quan điều tra hoàn tất xác minh.

Những lưu ý cần biết khi tài khoản ngân hàng bị đóng băng

Dưới đây là những lưu ý khi tài khoản của bạn bị đóng băng cần biết:

  • Bạn hoàn toàn có thể gửi thêm tiền vào tài khoản bị đóng băng hay nhận tiền từ người khác.
  • Việc đóng băng tài khoản nếu không được giải quyết có thể sẽ dẫn đến việc tài khoản bị đóng băng vĩnh viễn.
  • Nếu tài khoản bị đóng băng của bạn là tài khoản doanh nghiệp thì bạn cần có hành động ngay lập tức để tránh làm đứt đoạn dòng tiền, ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
  • Cần chủ động theo dõi các khoản thanh toán có liên kết đến tài khoản của mình để tìm cách thanh toán sớm.

 

Phải làm gì khi bị mất thẻ ngân hàng?

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0