Nữ chủ tịch ngân hàng trẻ Việt Nam – từ CEO bất động sản sang ngồi “ghế nóng” nhà băng

Trong hệ thống ngân hàng hiện nay, có nhiều “bóng hồng” đang đảm nhận vị trí cao nhất trong ban điều hành, hội đồng quản trị. Ngoài những tên tuổi quyền lực như bà Thái Hương (Phó Chủ tịch BacABank), bà Nguyễn Thị Nga (Phó Chủ tịch SeABank), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Phó Chủ tịch HDBank),…thì trong thời gian trở lại đây xuất hiện thêm nhiều “nữ tướng” mới trong giới ngân hàng.

Từ đầu năm đến nay, hệ thống ngân hàng không khỏi bất ngờ khi vị trí CEO, Chủ tịch HĐQT được trao cho nhiều nữ lãnh đạo. Nổi bật trong đó nữ chủ tịch trẻ tuổi ngành ngân hàng Việt Nam thuộc thế hệ 8x Bùi Thị Thanh Hương (1980) – Chủ tịch HĐQT NCB

Thông tin về nữ doanh nhân Bùi Thị Thanh Hương

Bà Bùi Thị Thanh Hương sinh năm 1980, là người khá kín tiếng với giới truyền thông. Trước khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hảng NCB, bà đã có nhiều kinh nghiệm khi đảm nhiệm các vị trí khác nhau tại Ngân hàng Tiên Phong (TP Bank) và Ngân hàng Đông Nam Á (SeaBank).

Nữ chủ tịch ngân hàng trẻ Việt Nam-từ sếp bất động sản sang ngồi "ghế nóng" nhà băng

Nữ doanh nhân Bùi Thị Thanh Hương- Tân chủ tịch HDQT Ngân hàng NCB

Học vấn

  • Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân năm 2001,
  • Chứng chỉ Kiểm toán viên độc lập năm 2005 (CPA – Bộ Tài chính),
  • Tốt nghiệp thạc sỹ loại giỏi ngành Quản trị kinh doanh tại Trung tâm Pháp Việt Đào tạo

Quá trình công tác

Ngày 17/9/2012, bà Bùi Thị Thanh Hương được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Tài chính TP Bank. và có nhiều đóng góp cho đề án Tái cơ cấu của Ngân hàng, đặc biệt là việc quản lý tài chính TP Bank. và có nhiều đóng góp cho đề án Tái cơ cấu của Ngân hàng, đặc biệt là việc quản lý tài chính, ngân sách.

Tháng 9/2014, bà Hương được bầu giữ chức Phó Tổng giám đốc TP Bank, trở thành nữ Phó Tổng giám đốc đầu tiên của TPBank.

Đến tháng 7/2017 bà là Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Tài chính, Giám đốc Chiến lược ngân hàng TP Bank

Tại NH TMCP Tiên Phong (TP Bank), bà Bùi Thị Thanh Hương đã đóng vai trò quan trọng trong công tác tái cấu trúc ngân hàng. Bà Hương cũng là 1 trong 4 thành viên chủ chốt của TP Bank được nhận bằng khen của Thống đốc NHNN Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015.

Trước đó, bà Bùi Thị Thanh Hương từng là kiểm toán viên tại Công ty dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC- Bộ Tài chính; Phó phòng kế toán tài chính, kế toán trưởng và Phó giám đốc khối tài chính Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank).

Năm 2018, sau khi rời vị trí Phó Tổng Giám đốc TP Bank, bà Hương đảm nhận vị trí Tổng giám đốc của Sun Group

Bà Hương hiện đang giữ vai trò CEO của tập đoàn Sun Group và là Chủ tịch HĐQT mới của Ngân hàng Quốc dân (NCB)

Ngân hàng Quốc dân (NCB)

Ngân hàng Quốc dân (NCB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank), trước đó là Ngân hàng TMCP Nông thôn Sông Kiên. Navibank đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc dân từ 22/1/2014.

Xem ảnh nguồn

Chiều 29/7/2021, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) đã tín nhiệm bầu bà Bùi Thị Thanh Hương nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Việc bầu tân Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng như đổi mới công tác quản trị điều hành NCB là bước đi cần thiết và quan trọng trong bối cảnh NCB đang trong lộ trình tái cơ cấu theo đề án tái cấu trúc đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Việc tái cơ cấu NCB đến nay đã đạt được một số kết quả nhất định, cần nhiều nỗ lực và quyết liệt hơn nữa để đảm bảo thực hiện thành công đề án tái cấu trúc.

Hội đồng quản trị NCB tin tưởng, với kiến thức được đào tạo bài bản, chuyên sâu, bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng như kinh nghiệm điều hành một tập đoàn kinh tế đa ngành, bà Bùi Thị Thanh Hương cùng với Hội đồng quản trị, Ban điều hành và các cộng sự sẽ đưa NCB lên một bước phát triển mới và thành công hơn nữa. Theo đó, NCB sẽ trở thành ngân hàng số năng động và phát triển các dịch vụ tài chính cá nhân.

“Nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra cho Hội đồng quản trị, ban điều hành của NCB. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng với việc bổ sung nguồn lực, củng cố đội ngũ, Hội đồng quản trị và ban điều hành sẽ giúp NCB thúc đẩy tái cấu trúc mạnh mẽ, tăng trưởng và phát triển, đảm bảo lợi ích tốt nhất cho ngân hàng cũng như lợi ích của các cổ đông, nhà đầu tư”, tân Chủ tịch Hội đồng quản trị Bùi Thị Thanh Hương cam kết.

Tình hình kinh doanh của ngân hàng

Về kết quả kinh doanh, NCB báo lãi trước thuế 125,7 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, gấp 5,4 lần con số cùng kỳ năm trước (23,2 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm trước, lũy kế tăng gấp 5,5 lần so với năm 2020.

Riêng thu nhập lãi thuần trong kỳ tăng 35% mang về 649 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ, lũy kế tăng 35% so với năm 2020. Cùng với đó, lãi thuần từ dịch vụ tăng đột biến 356% mang về gần 90 tỷ đồng trong khi các mảng kinh doanh ngoại hối và đầu tư chứng khoán đều sụt giảm.

Theo báo cáo tài chính quý II/2021 của ngân hàng này, tính đến 30/6/2021, tổng tài sản của NCB đạt 84 nghìn tỷ đồng,

Trong kỳ, tiền gửi khách hàng tại ngân hàng giảm hơn 3.100 tỷ đồng còn 68.904 tỷ đồng (giảm 4,4%), trong khi đó cho vay khách hàng của NCB vẫn ghi nhận tăng trưởng 3,5% đạt 41.740 tỷ đồng.

Về chất lượng tín dụng, số dư nợ xấu của ngân hàng tăng nhẹ 1,2% lên 616 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,51% cuối năm trước về 1,48%.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 29/7/2021, khi NCB bầu tân Chủ tịch HĐQT, cổ phiếu NVB tăng trần 10% lên 20.900 đồng/cp. Đây là phiên thứ 4 liên tiếp, cổ phiếu của ngân hàng này tăng giá.

Theo đó, NVB sẽ phát hành 150 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Khi phát hành thành công, số vốn điều lệ của NVB sẽ tăng lên mức hơn 5.600 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 6/7/2021, NVB cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm 1.500 tỷ đồng, dưới hình thức phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Ngày 14/7, HĐQT NVB cũng đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố thông tin về phương án chào bán cổ phiếu ra công chúng năm 2021.

Đáng chú ý, khối lượng giao dịch đạt gần 13 triệu đơn vị trong khi thanh khoản của cổ phiếu NVB trong các phiên khác thông thường chỉ khoảng 3-6 triệu đơn vị.

Tính riêng trong tháng 7, hơn 117 triệu CP đã được trao tay theo phương thức thoả thuận với giá trị hơn 2.300 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch này tương đương với gần 30% vốn cổ phần ngân hàng.

Điển hình như phiên 8/7, hơn 41 triệu CP NVB được thoả thuận với giá trị hơn 800 tỷ đồng. Các phiên 7/7, 13/7 ghi nhận hơn 20 triệu đơn vị, 25 triệu đơn vị được thoả thuận. Phiên 15/7, 23/7 cũng có 11,5-12,7 triệu CP được trao tay theo phương thức này.

Hồi đầu năm, NVB cũng ghi nhận lượng giao dịch thoả thuận tăng đột biến, tập trung vào tháng 12 và tháng 3, chỉ trong vòng 3 tháng từ 7/12-11/3/2021 có hơn 140 triệu cổ phiếu NVB được sang tay theo phương thức thoả thuận với tổng giá trị giao dịch gần 1.400 tỷ đồng.

Nguồn: Tổng hợp

 

>>>Xem thêm bài viết: Nữ doanh nhân nỗ lực không mệt mỏi – Onlinebank

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0