Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 03/2022

Rục rịch tăng từ tháng 1/2022, nhưng đặc biệt kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh việc tăng lãi suất huy động để đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao phục vụ sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn kinh tế phục hồi. Đầu tháng 3, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất được áp dụng trong hệ thống ngân hàng là 7,5%/năm.

Nền kinh tế đang từng bước phục hồi, cũng là lúc hệ thống ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn tăng cao phục vụ sản xuất, kinh doanh. Theo đó, một số mức lãi suất tiết kiệm được đẩy lên khá cao, chỉ dành cho các khoản tiền gửi lớn, với kỳ hạn dài.

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), khách hàng gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên, với kỳ hạn 13 tháng được áp dụng lãi suất 7,5%/năm; đối với hình thức tiết kiệm trực tuyến (online), lãi suất tiết kiệm cao nhất là 7,35%/năm.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 03/2022

Còn với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), khách hàng khi gửi tiết kiệm được hưởng mức cao nhất là 7,1%/năm, áp dụng đối với những khoản tiền gửi khoảng 100 tỷ đồng, kỳ hạn 13 tháng.

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) áp dụng mức lãi suất cao nhất 7,1% khi gửi từ 999 tỷ đồng trở lên, với kỳ hạn 12 tháng và cam kết không tất toán trước hạn.

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải (MSB), lãi suất tiết kiệm cao nhất được áp dụng là 7%/năm.

Không cùng chiều với khối ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng thương mại nhà nước không thay đổi biểu lãi suất huy động. Do đó, lãi suất tiết kiệm cao nhất 5,5%/năm áp dụng tại các NHTMCP: Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank).

Riêng với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), lãi suất tiết kiệm cao nhất là 5,6%/năm áp dụng đối với các khoản tiền gửi từ 12 tháng trở lên.

Lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn:

Với đặc thù của gói tiền gửi này là không có thời hạn ấn định cho nên lãi suất tiết kiệm NH chỉ rơi vào tầm 0.2% -0.1% áp dụng tại quầy, và 0.2%-1% gửi trực tuyến mà thôi. Đối với hình thức gửi tiền không kỳ hạn, hiện nay Vietinbank có mức lãi suất 0,25% áp dụng cho gửi tiền trực tuyến, là cao nhất so với các NH.

Gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Kỳ hạn được áp dụng của mỗi ngân hàng khá linh hoạt để khách hàng dễ dàng chọn lựa. Ngoài ra, lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy.

Gửi tại quầy:

  • Ở mức thời hạn từ 1-3 tháng, GPBank có mức lãi suất cao nhất là 4%. Tiếp theo là SCB với 3,95%. Ngoài ra, các NH còn lại có mức lãi suất giao động không chênh lệch nhiều từ 3-3,5%. Thấp nhất là MB với 2,5% cho kỳ hạn 1 tháng, 3,2% cho kỳ hạn 3 tháng.
  • Với kỳ hạn 6 tháng GBBank tiếp tục giữ mức lãi suất là 6.5%, cao nhất so với các ngân hàng còn lại. Thấp nhất là các ngân hàng thuộc Big4 (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank), với mức lãi suất cán mốc 4%/năm.
  • Kỳ hạn 12 tháng, NH có lãi suất cao nhất là SCB với mức lãi suất 7%. Thấp nhất là 4,85%/năm thuộc về ngân hàng MB.
  • Với những kỳ hạn dài hơn như 18, 24 tháng, ngân hàng SCB, VRB có mức lãi suất tiết kiệm NH cao nhất là 7%/năm cho kỳ hạn 24 và 36 tháng.

Gửi trực tuyến:

  • Với kỳ hạn 1 tháng, khi gửi tiết kiệm online có khá nhiều lãi suất NH hiện nay ở mức hấp dẫn lên đến 4% bao gồm: GPBank, SCB, PVcomBank.
  • Đối với kỳ hạn 3 tháng, hầu hết các NH đều dao động mức lãi suất trung bình 3,5 – 4 %. Thấp nhất là ngân hàng Hong Leong với 3,15%/năm.
  • Với các kỳ hạn từ 12- 36 tháng, Nam Á Bank là NH chiếm thứ hạng lãi suất cao nhất: kỳ hạn 12 tháng là 7,2%, kỳ hạn 18-36 tháng là 7,4%.

Hình thức gửi tiết kiệm online tại các ngân hàng hiện nay được khuyến khích, hiện có mức lãi suất tiền gửi hấp dẫn hơn gửi tiền mặt tại quầy.

Theo đó, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), khách hàng nhận được lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm với kỳ hạn 12 tháng khi gửi tiết kiệm Prime Savings trên Ngân hàng số VPBank Neo. Còn tùy theo kỳ hạn và sản phẩm tiết kiệm khác, lãi suất huy động tại VPBank tăng 0,5-0,7%/năm so với cùng kỳ năm trước. Đơn cử, tiền gửi online kỳ hạn 12 tháng được niêm yết lãi suất 6,2%/năm, còn gửi 6 tháng là 5,5%/năm.

Tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB), lãi suất gửi, tiết kiệm online cao hơn 0,8%/năm so với gửi tại quầy. Theo bảng lãi suất mà MSB đang niêm yết, lãi suất tiền gửi tại quầy cao nhất là 5,6% cho kỳ hạn 12 tháng; còn 5-5,3%/năm cho kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng.

Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) có lãi suất tiền gửi cũng tăng 0,2-0,5%/năm, lên mức cao nhất 5,8%/năm với kỳ hạn 36 tháng; tiếp đến là mức 5,2%/năm với kỳ hạn 12 tháng.

Không chỉ các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng thương mại nhà nước cũng không đứng ngoài cuộc đua huy động vốn. Tại VietinBank, khách hàng gửi tiết kiệm online được cộng thêm 0,3-0,4%/năm so với gửi tại quầy và mức lãi suất áp dụng cao hơn so với cùng kỳ năm trước 0,2-0,4/năm, tùy theo kỳ hạn gửi. Theo đó, lãi suất cao nhất 6%/năm được áp dụng cho kỳ hạn 12-36 tháng; kỳ hạn 9 tháng là 4,4%/năm.

Xu hướng lãi suất của năm 2022 thế nào?

Việc các ngân hàng điều chỉnh lãi suất huy động theo hướng tăng nhằm đáp ứng kế hoạch khai thác vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn giữa các kỳ hạn cho phù hợp. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần có thêm nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sau đợt dịch Covid-19.

Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 03/2022

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, năm 2022, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành NH dự kiến 14% so với năm 2021, tương ứng lượng vốn đưa ra thị trường khoảng 11,86 triệu tỷ đồng, tăng hơn 1,46 triệu tỷ đồng. Do đó, ngân hàng cần đẩy mạnh huy động nguồn vốn cho vay.

Ông Đào Minh Tú cho biết, “Nguồn vốn tín dụng năm 2022 sẽ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Lãi suất điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các ngân hàng tiếp tục giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giảm chi phí vốn cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế”.

Về xu hướng LS của năm 2022, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) Phạm Chí Quang cho biết, Ngân hàng Nhà nước điều hành ổn định lãi suất dựa trên diễn biến lạm phát, kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để có cơ sở giảm lãi suất cho vay. Đối với lãi suất huy động sẽ tiếp tục ổn định. NHNN sẽ điều hành bảo đảm hài hòa quyền lợi của người gửi tiền và thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo Báo Quốc Tế

Xem thêm: Tháng 03/2022 nên gửi tiền vào ngân hàng nào để nhận được lãi suất cao nhất – Onlinebank

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0