Khác biệt giữa ngân hàng trong và ngoài nước

Dựa vào hình thức sở hữu, hiện nay tại Việt Nam, có 5 loại ngân hàng thương mại bao gồm (Ngân hàng trong và ngoài nước): Ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong đó, 2 loại hình  phổ biến nhất về quy mô vốn và mạng lưới hoạt động trong phân khúc thuộc nhóm “ngân hàng nội địa” là Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Mỗi loại hình ngân hàng đều có các chính sách và lãi suất ngân hàng khác nhau.

  1. Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng thương mại cổ phần là cách gọi của các ngân hàng hoạt động kinh doanh thương mại được thành lập theo mô hình cổ phần dưới sự góp vốn của hai hay nhiều cá nhân và tổ chức. Cách gọi này nhằm phân biệt ngân hàng thương mại cổ phần với các ngân hàng thương mại nhà nước hay một số ngân hàng thương mại khác.

Ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động tuân theo các luật riêng của Chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi hoạt động. Mỗi cá nhân hay công ty góp vốn chỉ được sở hữu một số cổ phần hạn định theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một số ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam có thể kể đến như:

  • Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
  1. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài là ngân hàng thương mại được thành lập tại Việt Nam, thuộc sở hữu của nước ngoài với nguồn vốn điều lệ hoàn toàn từ nước ngoài. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên hoặc từ hai hay nhiều thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam.

Phong cách ngân hàng ngoại: Thận trọng cho vay, đẩy mạnh dịch vụ bán lẻ

Do có mạng lưới hoạt động rộng rãi cùng nhiều kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế, các ngân hàng ngoại khi đổ bộ vào Việt Nam nhanh chóng mở rộng sang mảng dịch vụ tiêu dùng, bán lẻ.

Với quy mô hơn 90 triệu dân, thu nhập trung bình thấp thì hoạt động ngân hàng bán lẻ được đánh giá là mảnh đất màu mỡ đối với ngân hàng ngoại.

Trong khi các ngân hàng nội đua nhau tăng trưởng tín dụng, thì các ngân hàng ngoại lại không mặn mà cho vay, thậm chí ANZ lại thu hẹp hoạt động tín dụng của mình.

  1. So sánh lãi suất của các ngân hàng

Lãi suất chung của các ngân hàng TMCP

Khác với nhóm ngân hàng Thương mại Quốc doanh lớn như ngân hàng Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, các ngân hàng Thương mại cổ phần luôn ưu đãi khách hàng với lãi suất ngân hàng cao hơn để thu hút khách hàng.

Lãi suất ngân hàng được ấn định tại các ngân hàng Thương mại cổ phần cao hơn các ngân hàng Thương mại Quốc doanh. Thông thường lãi suất của các ngân hàng Thương mại cổ phần sẽ dao động trong khoản sau:

0.4 – 1% trên năm cho kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng

0.7 – 2% trên năm cho kỳ hạn 6 tháng

0.1 – 1.7% trên năm cho kỳ hạn 12 tháng

0.1 – 1.9% trên năm cho kỳ hạn 24 tháng

  1. So sánh mức lãi suất Ngân hàng trong nước và nước ngoài

Mức lãi suất ngân hàng thấp nhất thuộc về các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Các ngân hàng như Hongleong bank, Shinhanbank hay Standard Chartered,… do có nguồn lực tài chính lớn hậu thuẫn nên việc thu hút gửi tiền, huy động vốn không cạnh tranh quá gay gắt, lãi suất ấn định thấp hơn hẳn so với các ngân hàng Việt Nam.

Hongleong Bank là ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài sở hữu lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất ở tất cả các kỳ hạn gửi tiền. Tại ngân hàng này, lãi suất cao nhất được áp dụng ở mức 5.85%/năm với kỳ hạn 24 tháng và các kỳ hạn từ 1-3-6 tháng lãi suất ở mức 3.3% – 5%/năm.

Trong danh sách các Ngân hàng 100% vốn nước ngoài còn lại, ngân hàng có mức lãi suất thấp nhất là HSBC, chỉ 2,75%/ năm/ kỳ hạn 24 tháng.

Lãi suất ngân hàng Thương mại cổ phần và ngân hàng 100% vốn nước ngoài có những sự khác biệt rõ rệt ứng với từng kỳ hạn. Bởi vậy khi có quyết định gửi tiền tiết kiệm ngân hàng, bạn nên tìm hiểu kĩ lãi suất và mục tiêu tiết kiệm để có lựa chọn ngân hàng phù hợp.

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0