Chỉ số CPI là gì? Cách tính CPI và lạm phát. Chỉ số CPI cao là tốt hay xấu?

LưuĐã lưuRemoved 0
Like+1
Like+1

Mục lục

Chỉ số CPI là một chỉ số quen thuôc, đặc biệt được nhắc đến khá phổ biến trong bối cảnh giá leo thang, lạm phát tăng nhanh như hiện nay. CPI còn được gọi là chỉ số tiêu dùng, sử dụng để đo lường mức giá của một giỏ hàng tiêu biểu. Chỉ số này có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô của một đất nước. Vậy chỉ số CPI là gì? Chỉ số CPI cao là tốt hay xấu? Cùng theo dõi bào viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chỉ số này nhé

Chỉ số CPI là gì?

CPI viết tắt của tiếng Anh là Consumer Price Index là chỉ số đánh giá sự thay đổi của hàng hoá tiêu dùng trong một thời gian nhất định, được tính theo đơn vị phần trăm (%). Những đánh giá đó được dựa trên sự thay đổi trong việc chi trả của người tiêu dùng cho một giỏ hàng hay dịch vụ hàng hoá theo thời gian.

Chỉ số CPI là gì? Cách tính CPI và lạm phát. Chỉ số CPI cao là tốt hay xấu?

Chỉ số CPI được dùng để đo lường lạm phát của một quốc gia, đây là chỉ số được sử dụng để đo lường mức giá và sự thay đổi mức giá, khi chỉ số CPI tăng trong một thời gian nhất định thì nền kinh tế sẽ bước sang giai đoạn lạm phát.

Ý nghĩa chỉ số CPI

Giá tiêu dùng CPI là chỉ số phản ánh xu thế và sự biến động giá cả hàng hóa tiêu dùng trong sinh hoạt của các hộ gia đình. Từ đó, thấy được sự thay đổi chi trong chi phí sinh hoạt hằng ngày theo thời gian. Ngoài ra, khi chỉ số CPI càng tăng cao thì phản ánh mức chi tiêu trung bình tăng cao và ngược lại.

Trong trường hợp chỉ số CPI có sự biến động phản ánh tình trạng nên nền kinh tế đang chịu nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến rủi ro cao, có thể bị lạm phát giảm phát…

Hơn nữa, nếu giá cả tăng cao không thể kiểm soát được thì nền kinh tế sẽ quốc gia đó bị rơi vào suy thoái, làm tổn hại đến nền kinh tế trong nước, khu vực và thế giới. Chính vì vậy, mà chỉ số này được sử dụng phổ biến dùng làm thước đo của lạm phát.

Chỉ số CPI cho biết những thay đổi về giá cả trong tất cả các loại hàng hóa. Từ đó, giúp chính phủ, doanh nghiệp, người lao động, nhà đầu tư… sẽ có những chính sách, quyết định đầu tư phù hợp cũng như chi tiêu hợp lý.

Thông qua chỉ số CPI là gì sẽ giúp cho chính phủ, các nhà quản lý kinh tế đất nước có thêm thông tin. Từ đó, sẽ có các chính sách, định hướng điều chỉnh chí số này sao cho phù hợp, tránh để lạm phát xảy ra.

Chỉ số này còn giúp điều chỉnh chi phí sinh hoạt hoặc các khoản an sinh xã hội. Dựa vào đó, giúp nhà quản lý điều chỉnh mức lương hợp lý cho người lao động. Đặc biệt, các nguồn lợi được hưởng từ an sinh xã hội của người dân cũng có thể xem xét thông qua chỉ số CPI này.

Ngoài ra, chỉ số CPI cũng là công cụ điều chỉnh giá đô la Mỹ. Cho nên, giá trị hay chênh lệch của chỉ số này sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá trị xuất nhập khẩu vì việc thanh toán thường dùng đồng đô la là chủ yếu.

Cách tính chỉ số CPI 

Việc tính chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng rất đơn giản. Cách tính tiêu chuẩn gồm 4 bước sau đây:

  • Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa tiêu biểu: Thông qua điều tra thống kê, chúng ta sẽ xác định được lượng hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình thường hay mua.
  • Bước 2: Xác định giá cả sản phẩm: Thống kê tất cả giá cả của các mặt hàng trong giỏ hàng hóa ở mỗi thời điểm.
  • Bước 3: Tính toán chi phí để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi sau đó cộng lại.
  • Bước 4: Tính chỉ số tiêu dùng cho các năm theo công thức sau:

cach-tinh-chi-so-cpi

Trong đó: 

  • t: Là thời kỳ cần tính CPI
  • Năm cơ sở được lấy bất kỳ, thông thường sẽ theo chu kỳ 5 – 7 năm

Tác động của chỉ số CPI đến nền kinh tế

Chỉ số CPI tăng hoặc giảm đều có những tác động tiêu cực và tích cực đến nền kinh tế trong nước.

Trường hợp chỉ số CPI tăng

Nếu chỉ số này tăng đồng nghĩa là giá của tất cả các mặt hàng tiêu dùng tăng. Từ đó, sẽ tác động mạnh đến như cầu tiêu dùng sinh hoạt hằng ngày của người dân. Đặc biệt, chỉ số này tác động rất rõ rệt đối với người có thu nhập thấp.

Chỉ số CPI là gì? Cách tính CPI và lạm phát. Chỉ số CPI cao là tốt hay xấu?

Khi giá cả tăng mức chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày sẽ giảm làm người dân phải chi tiêu tính toán, tiết kiệm hơn để bớt đi khó khăn, vất vả. Trong khi đó, tiền lương, tiền công cho người lao động lại không tăng.

Trường hợp chỉ số CPI giảm

Nếu chỉ số này giảm đồng nghĩa là giá của tất cả các mặt hàng tiêu dùng giảm. Do đó, mức chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày sẽ giảm bớt. Vì thế, giúp cho người lao động có thể tiết kiệm thêm một khoản dư từ tiêu dùng hay cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống.

Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng

Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính dẫn đến hạn chế của CPI sau đây

  1. CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá.
  2. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.
  3. Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.

Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát

Chỉ số CPI có thể đo lường được lạm phát. Nếu chỉ số CPI tăng, nhiều người sẽ cho rằng tỷ lệ lạm phát đang gia tăng. Ngoài ra, CPI còn được các thương nhân dùng để dự đoán giá cho tương lai. Hay người sử dụng lao động dùng để tính toán tiền lương. Hoặc có thể là Chính Phủ để xác định mức tăng cho những quỹ bảo trợ xã hội.

Chỉ số CPI sẽ được dùng để đo tỷ lệ lạm phát của 1 quốc gia trong 1 khoảng thời gian nhất định. Chỉ số CPI biến động sẽ giúp bạn xác định về tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm. Dù cho lạm phát tăng hay giảm thì ảnh hưởng nhất sẽ đè lên nền kinh tế của quốc gia.

Có thể với một vài trường hợp, tỷ lệ lạm phát giảm sẽ có tác động tích cực lên kinh tế. Ví dụ như khi sự phổ biến của Internet ngày càng lớn thì việc người tiêu dùng phải trả ít hơn cho tiền cước điện thoại. Điều này sẽ có lợi cho họ vì chi phí cho Internet khá rẻ, có thể thoải mái kết nối qua các ứng dụng mà không mất phí.

Mối quan hệ giữa chỉ tiêu lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác

Lạm phát và tăng trưởng GDP là hai chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng của nền kinh tế đất nước, được mọi cấp, mọi ngành quản lý cũng như toàn xã hội quan tâm. Tốc độ tăng trưởng GDP được xác định trên cơ sở lấy mức tăng trưởng trong năm nghiên cứu so với GDP của năm trước và được tính theo giá so sánh. Còn lạm phát, như đã biết hàng tháng Tổng cục Thống kê vẫn thường xuyên tính toán và công bố CPI đồng thời theo 4 gốc so sánh khác nhau là:

  • CPI hàng tháng so với tháng trước;
  • CPI hàng tháng so với tháng 12 năm trước;
  • CPI hàng tháng so với cùng tháng (cùng kỳ) năm trước;
  • CPI so với năm gốc cố định (thay đổi 5 năm một lần).

Bốn chỉ tiêu CPI hàng tháng được tính theo 4 gốc so sánh khác nhau ở trên đều có ý nghĩa và phản ánh riêng về sự biến động của giá cả thị trường theo các góc độ xem xét, đánh giá khác nhau và phục vụ cho các mục đích, yêu cầu nghiên cứu, phân tích kinh tế, xã hội khác nhau.

>>> Xem thêm <<<
×

    ---------------------------------------------------------

    Chọn nhu cầu của bạn ở đây:

    ---------------------------------------------------------

    Nơi ở hiện tại:

    Câu hỏi bảo mật :

    Liên hệ tư vấn
    ×

      Báo lỗi:

      Câu hỏi bảo mật :

      Report

      So sánh

      Onlinebank.com.vn là website so sánh tài chính như các khoản vay, bảo hiểm, thẻ tín dụng ... giúp khách hàng lựa chọn được sản phẩm tốt, phù hợp nhu cầu của mình dựa trên các tiêu chí khác nhau của từng sản phẩm.
      Follow Us

      Liên kết: Hayhomes.com | CardTOT | Tin tức BĐS | Mua sắm Hayhomes

      Onlinebank
      Logo
      So sánh
      • Total (0)
      So sánh
      0