Cạnh tranh nhân sự ngân hàng – Cuộc chiến đi vào cao điểm

Cạnh tranh nhân sự ngân hàng được một báo cáo của website tuyển dụng VietnamWorks dự báo. Trong năm nay, sẽ tiếp tục khốc liệt. Đồng thời dẫn đầu top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất.

Báo cáo ghi nhận vào các năm, nhu cầu tuyển dụng của các tổ chức tài chính – ngân hàng tăng 24%. Tuy nhiên số lượng hồ sơ ứng tuyển, tức nguồn cung, chỉ tăng 12%.

Còn theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có 26,6% tổ chức tín dụng nhận định đang thiếu lao động cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại.

cạnh tranh nhân sự ngân hàng

Cạnh tranh nhân sự ngân hàng

1. Ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đến cạnh tranh nhân sự ngân hàng

Những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đã, đang và sẽ không ngừng được cải tiến và biến chuyển. Để phát triển những cách thức, chính sách quản trị nhân lực. Hay mô hình đào tạo mới trong thời kỳ cách mạng số. Các đơn vị liên quan trước tiên cần nắm bắt được các thay đổi và xu hướng then chốt trong nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực ngân hàng.

Việc ứng dụng các thành tựu công nghệ đã bắt đầu có những tác động đáng kể trong hàng loạt hoạt động của ngân hàng. Như thanh toán, phân tích dữ liệu, tương tác với khách hàng. Với xu hướng ngân hàng số phát triển mạnh mẽ. Tác nghiệp ngân hàng truyền thống sẽ dần bị thay thế. Khởi đầu bằng sự thu hẹp của các văn phòng giao dịch, chi nhánh. Kéo theo sự sụt giảm của một số vị trí như giao dịch viên, bán lẻ, nhân viên tổng đài,…

Điều này lại khiến những vị trí đa năng, yêu cầu chuyên môn cao để vận hành lại tăng cao. Gây ra một cuộc chiến cạnh tranh và lôi kéo nhân sự chất lượng cao.

2. Sự thay đổi cơ bản của nhân sự về mặt chuyên môn

Một trong những tác động rõ rệt nhất của cách mạng công nghệ 4.0 là xu hướng ngân hàng số. Phát triển ngân hàng số đã không còn là một lựa chọn, mà là yêu cầu tất yếu. Buộc các ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ và giao dịch tài chính. Nhu cầu về đội ngũ nhân sự để triển khai quá trình này được dự liệu rất đáng kể. Liên tục năm năm trở lại đây, các vị trí phát triển phần mềm, kỹ sư công nghệ thông tin, quản lý dự án công nghệ thường xuyên được các ngân hàng Việt chiêu mộ. Nhằm phục vụ công cuộc chuyển đổi (Navigos Search, 2017).

cạnh tranh nhân sự ngân hàng

4.0 đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình nhân sự tại các ngân hàng

Dẫu vậy, việc xây dựng một đội ngũ đảm nhận trọng trách này là không hề dễ dàng. Bởi đây là một ngành có tính đặc thù cao, đòi hỏi nhân sự phải có hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng, quy trình, quy định, quản trị rủi ro,…Tuy nhiên, đào tạo và thực tế làm việc không thể theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ. Gây ra khan hiếm số lượng nhân sự chất lượng trên thị trường.

Hơn nữa, các vị trí kỹ thuật đặc thù này đòi hỏi ứng viên có kiến thức và kinh nghiệm về các công nghệ mới, như máy học, trí tuệ nhân tạo, blockchain. Là những công nghệ chưa được đào tạo rộng rãi ở Việt Nam. Nhà tuyển dụng bởi vậy cũng ít lựa chọn hơn. Buộc phải tìm kiếm người nước ngoài hoặc người Việt Nam có kinh nghiệm học tập và làm việc tại nước ngoài cho những vị trí kỹ thuật chủ chốt.

Cạnh tranh với cả những công ty công nghệ

Trước những biến chuyển mới của lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Các nhà băng không chỉ chạy đua với nhau trong việc thu hút và giữ chân nhân tài. Mà còn phải cạnh tranh với các công ty công nghệ tài chính (fintech). Hiện nay, cơ hội thăng tiến ở ngành ngân hàng là khá khiêm tốn. Bởi không có nhiều thay đổi với những vị trí quản lý và vị trí trống thường được tuyển mới. Ngoài ra, so với công ty công nghệ, môi trường ngân hàng từ lâu vẫn được coi là cứng nhắc và gò bó hơn. Không tạo được nhiều không gian sáng tạo và hoạt động cho các nhân sự chất lượng cao về công nghệ.

Dù sở hữu một lượng thông tin và dữ liệu khách hàng khổng lồ. Các ngân hàng đôi khi vẫn kém hấp dẫn hơn trong mắt ứng viên. Khi những đột phá và cải tiến trong công nghệ thường chỉ được coi là hỗ trợ cho nghiệp vụ tài chính. Trong khi các nhân sự giỏi lại ưa thích những môi trường có nhiều “đất diễn” và quyền quyết định.

Chú trọng vào chất lượng hơn số lượng

Nếu trước đây, nhân viên ngân hàng thường chỉ cần thông thạo một nghiệp vụ. Và tuân theo một lộ trình thăng tiến nhất định, thì giờ đây cần phải đa năng hơn. Thay vì “lượng”, ngân hàng chú trọng nhiều hơn đến “chất”. Để đáp ứng việc chuyển đổi theo mô hình công nghệ hiện đại. Cũng như nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ. Nhân lực ngành tài chính, ngân hàng ngoài am hiểu chuyên môn nghiệp vụ. Có khả năng phân tích dữ liệu. Còn phải thành thạo kỹ năng vận hành công nghệ số.

Ngoài ra, khi các ngân hàng áp dụng mô hình hoạt động linh hoạt. Thay vì cấu trúc phòng ban cứng nhắc như trước đây. Người lao động sẽ cần phải biết nhanh chóng thích ứng với việc luân chuyển giữa các đội, nhóm “thời vụ” được lập nên. Nhằm theo kịp các xu hướng và cách thức hoạt động mới của lĩnh vực ngân hàng.

3. Kết luận

Dù tại một số nền kinh tế tiêu biểu như Mỹ, Anh, Đức, ứng dụng máy móc và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Đã làm biến mất hàng ngàn công việc ngành tài chính, ngân hàng. Tại Việt Nam, trên thực tế, thị trường nhân lực trong lĩnh vực này vẫn đang phát triển tương đối sôi động. Nhờ kế hoạch tăng trưởng quy mô của các nhà băng và sự đa dạng của các loại hình, dịch vụ tài chính. Cơ hội gia nhập lĩnh vực ngân hàng vẫn còn tương đối rộng mở. Nhưng để bám trụ và thăng tiến trong 5 đến 10 năm nữa, hay thậm chí xa hơn.

Khi mô hình ngân hàng truyền thống được thay đổi hoàn toàn. Người lao động buộc phải nâng cấp trình độ, đa dạng hóa kỹ năng của bản thân, trang bị phẩm chất mà máy móc không thể thay thế. Cũng như liên tục cập nhật và nắm bắt các xu hướng mới.

Ngoài khả năng làm chủ công nghệ. Ngân hàng sẽ ngày một chú trọng tới tư duy toàn cầu, năng lực sáng tạo, sự nhạy bén và khả năng thích nghi linh hoạt của ứng viên trước sự thay đổi. Ngoài chuyên môn, phẩm chất và kỹ năng mềm sẽ là cơ hội để tăng lợi thế cạnh tranh. Giúp nhân sự ngành ngân hàng trở nên “hấp dẫn” trên thị trường lao động.

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0