Các ngân hàng hiện nay đang tích cực huy động vốn?
LưuĐã lưuRemoved0
Lãi suất liên ngân hàng tăng, lãi suất huy động tăng, tăng cường phát hành trái phiếu, từ những dấu hiệu này có thể thấy các ngân hàng đang tích cực huy động vốn để “cân” với sức tăng mạnh của cầu tín dụng.
Các ngân hàng đang tích cực huy động vốn
Từ cuối tháng 3 đến nay, quy mô giao dịch vay mượn vốn giữa các ngân hàng tăng đột biến. Vào đầu tháng 5, trung bình mỗi ngày các tổ chức tín dụng vay mượn nhau tới hơn 147.000 tỷ đồng, tăng 14% so với trước đó. Điều này khiến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng liên tục tăng, ghi nhận tăng hơn 1 điểm % trong các kỳ hạn. Cụ thể, trong 2 tháng qua, lãi suất kỳ hạn qua đêm đã tăng từ mức 0,26%/năm lên 1,35%/năm; kỳ hạn 1 tuần tăng từ mức 0,41%/năm lên 1,49%/năm; kỳ hạn 2 tuần tăng từ mức 0,43%/năm lên 1,59%/năm.
Các ngân hàng thương mại phải duy trì mặt bằng lãi suất huy động hấp dẫn nhằm huy động vốn
Gần đây, lãi suất huy động cũng bất ngờ nhích lên. Theo một thống kê của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa công bố, lãi suất huy động trung bình tăng 0,02 – 0,03%/năm đối với 2 kỳ hạn là 6 tháng và 12 tháng. Thị trường tiền tệ tháng 5 đang ghi nhận xu hướng trái ngược trong hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Trong khi nhóm ngân hàng có vốn hoá nhỏ (dưới 5.000 tỷ đồng) có với mức tăng 0,06%/năm ở cả 2 loại kỳ hạn. Trong khi đó, nhóm ngân hàng vốn hoá lớn gần như không thay đổi lãi suất huy động, chỉ tăng 0,01%/năm với kỳ hạn 12 tháng và giảm 0,005%/năm với kỳ hạn 6 tháng.
Các nhà băng còn tăng cường phát hành trái phiếu bổ sung cho nguồn vốn hoạt động với lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm từ 1 – 1,2%/năm. Đơn cử VietinBank vừa tuyên bố phát hành thành công 1.500 tỉ đồng trái phiếu với kỳ hạn 8 năm, lãi suất 6,475%/năm và 85 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn 15 năm với lãi suất 6,7%/năm. Agribank cũng vừa phát hành 1.789 tỉ đồng trái phiếu với kỳ hạn 7 năm, lãi suất phát hành thực tế 6,88%/năm…
Vì sao?
Trong năm nay, tính tới ngày 19/3, tăng trưởng tín dụng đã đạt 1,41% và tiếp tục tăng mạnh lên mức 3,34% tại ngày 16/4, trong khi tăng trưởng huy động vốn mới chỉ đạt 0,54%. Riêng tại TP HCM, tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm tăng mạnh 3,01%, trong khi huy động vốn chỉ tăng khoảng 0,65%. Điều này khiến cho thanh khoản giảm, NIM mỏng hơn và tăng trưởng vốn không đáp ứng kịp nhu cầu tín dụng.
Theo TS.Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, cho rằng nhu cầu tín dụng tăng cao khi giá bất động sản ở một số phân khúc đang tăng mạnh dẫn tới tình trạng “sốt ảo” và thị trường chứng khoán đã có sự bứt phá ngoạn mục vượt ngưỡng tâm lý 1.200 điểm.
Biến động ở thị trường 1 đã kéo theo những thay đổi trên thị trường 2, nhất là khi mới đây có thông tin cho rằng cung tiền trên thị trường đang rất cao và việc tập trung chủ yếu ở mảng bất động sản và chứng khoán có thể dẫn tới “bong bóng” trên hai thị trường tài sản này. Nhiều ngân hàng đã tham gia vào thị trường 2 để tạo tính thanh khoản và duy trì dự trữ bắt buộc.
Bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng các ngân hàng thương mại phải duy trì mặt bằng lãi suất huy động hấp dẫn nhằm huy động vốn trong bối cảnh dòng vốn trong dân cư đang bị hút sang các kênh đầu tư khác như bất động sản và chứng khoán. Mặt bằng lãi suất sẽ giữ nguyên hoặc nhích nhẹ trong các tháng cuối năm.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhận định có thể các ngân hàng đang thiếu vốn do mạnh tay cho vay hơn bởi lạc quan trước tình hình thị trường. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng chủ động cho vay ngay từ những tháng đầu năm, chứ không để đến nửa cuối năm mới đẩy mạnh như nhiều năm trước. Tuy nhiên, việc huy động lại không song hành với thực tế cho vay, nên đã có những khó khăn nhất định về thanh khoản, nhất là các ngân hàng nhỏ.
Trước nhu cầu vay vốn đầu tư của người dân và doanh nghiệp, từ quý 2/2021 trở đi, lãi suất sẽ chịu thêm áp lực lạm phát khi cung tiền trên thị trường tăng. Đặc biệt, cung tiền M2, một trong những chỉ số ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam đang rất cao khi so sánh với tốc độ tăng trưởng GDP.
Lạm phát duy trì ở mức cao đang tạo áp lực lên chính sách tiền tệ. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2021 đã tăng 0,5% so với tháng trước, tăng 2,7% so với cùng kỳ (so với mức 1,2% vào tháng 3/2021).
TS Nguyễn Đức Độ, Phó viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) nhận định rằng lãi suất huy động thời gian tới có thể sẽ tăng nhẹ do vấn đề lạm phát. Giá cả một số hàng hóa trên thị trường thế giới hiện nay đã tăng, lạm phát ở các nước cũng đã cao hơn trước. Dự báo lãi suất liên ngân hàng ở quanh mức 2%/năm, còn lãi tiền gửi tiết kiệm có thể sẽ tăng chậm hơn liên ngân hàng.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế phân tích, công thức chung của cơ quan quản lý khi lạm phát tăng và dự báo sẽ tiếp tục tăng sẽ là: thứ nhất, hạn chế tín dụng; thứ hai, lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, cơ quan quản lý sẽ khó sử dụng những công cụ này trong bối cảnh đang áp dụng biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm chống chọi trước đại dịch Covid-19, bao gồm giãn thời gian vay, hạn chế tăng lãi suất, bơm tiền cho doanh nghiệp.
Bà Trịnh Thị Thanh, Giám đốc Khối Quản trị Tài chính và Nguồn vốn của Ngân hàng SCB thì cho biết một trong những nguyên nhân khiến lãi suất VND tăng trên thị trường liên ngân hàng là do tháng 4 vừa qua, lãi suất trái phiếu tăng, các ngân hàng tận dụng mức chênh lệch để giao dịch. Thống kê cho thấy, có 26.302 tỷ đồng trái phiếu được huy động thành công trong tháng 4/2021 từ Kho bạc Nhà nước, tăng 115% so với tháng 4 và tăng 756% so với cùng kỳ năm 2020.
Một lý do nữa là nếu trước đây các ngân hàng có hai kênh hỗ trợ thanh khoản từ cơ quan quản lý Nhà nước là kênh thị trường mở OMO và việc mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước thì hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang mua ngoại tệ kỳ hạn, khiến việc bơm tiền đồng để hỗ trợ thanh khoản thông qua động thái mua vào ngoại tệ bị hạn chế khá nhiều.
Huy động vốn khó, ngân hàng tích cực phát hành trái phiếu
Sau khởi đầu chậm chạp trong quý I, tháng 4 vừa qua, các ngân hàng đã tích cực phát hành trái phiếu với giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong quý I, các ngân hàng đã phát hành gần 983,5 tỷ đồng trái phiếu, chiếm tỷ trọng chưa đến 3% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành, sụt giảm mạnh so với mức tỷ trọng lên đến gần 39% của cả năm 2019.
Tuy nhiên, ngay trong tháng 4, một số ngân hàng đã bắt đầu tăng tốc phát hành trái phiếu để thu hút thêm vốn. Thống kê cho thấy, đã có hơn 8.000 tỷ đồng trái phiếu được các ngân hàng tung ra thị trường trong tháng vừa qua, gấp gần 10 lần so với trái phiếu phát hành trong cả quý I/2020.
Cụ thể, ngày 13 và 23/4/2020, HDBank đã phát hành thành công 1.050 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 3 năm, với lãi suất dao động từ 5,8%/năm – 6,5%/năm. Được biết, HĐQT HDBank đã thông qua phương án phát hành trái phiếu huy động vốn năm 2020 với tổng mệnh giá tối đa 10.000 tỷ đồng, do đó ngân hàng này sẽ còn phát hành thêm ít nhất 8.050 tỷ đồng trong thời gian còn lại của năm nay.
Đến ngày 15/4/2020, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, lãi suất cố định 6,6%/năm. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm và không phải nợ thứ cấp.
Tháng 4 BIDV đã phát hành hơn 5.900 tỷ đồng trái phiếu
BIDV tiếp tục là “ông lớn” trong “cuộc chơi” trái phiếu, khi chỉ trong 10 ngày cuối tháng 4 đã phát hành thành công hơn 5.900 tỷ đồng trái phiếu. Cụ thể, từ ngày 20-23/4/2020, BIDV tung ra 2.202 tỷ đồng trái phiếu trung và dài hạn, gồm 1.482 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 6 năm, 472 tỷ đồng trái phiếu 7 năm, 232 tỷ đồng trái phiếu 8 năm và 16 tỷ đồng trái phiếu 10 năm, với lãi suất bằng lãi suất tham chiếu +0,6 -1,2%/năm. Tiếp đến, từ ngày 27-29/4/2020, BIDV phát hành 3.702 tỷ đồng trái phiếu trung và dài hạn, trong đó có 3.702 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 6 năm và 1.000 tỷ đồng trái phiếu 8 năm với lãi suất bằng lãi suất tham chiếu +0,6 -1,25%/năm.
Ngày 27/4/2020, một ngân hàng thương mại nhà nước lớn khác là Vietinbank đã ban hành nghị quyết về việc phát hành riêng lẻ trái phiếu đợt 1 năm 2020 để tăng vốn số lượng 50 tỷ đồng với kỳ hạn 15 năm, lãi suất bằng lãi suất tham chiếu +1,2%/năm. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không được đảm bảo bằng tài sản, thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 của ngân hàng. Thời gian phát hành dự kiến trong tháng 5/2020.
Trong khi việc huy động tiền gửi gặp nhiều thách thức, lựa chọn phát hành trái phiếu có thể được triển khai để thu hút khách hàng, do trái phiếu phát hành thường có kỳ hạn dài, không bị vướng bởi trần lãi suất nên có thể áp mức lãi suất cao để hấp dẫn các nhà đầu tư tổ chức lẫn cá nhân.
Theo một số dự báo, sau khi khởi đầu chậm chạp trong ba tháng đầu năm, các ngân hàng lớn nhỏ sẽ tích cực đẩy nhanh việc phát hành trái phiếu trong thời gian tới nhằm đảm bảo cân đối vốn cho các mục tiêu phát triển kinh doanh cũng như các quy định an toàn của Ngân hàng Nhà nước sắp sửa có hiệu lực.
Vì đâu?
Thực tế cho thấy việc huy động vốn của các ngân hàng từ đầu năm đến nay gặp khá nhiều khó khăn, khiến tình trạng căng thẳng thanh khoản đang có dấu hiệu quay trở lại. Tăng trưởng huy động vốn tính đến ngày 14/4 chỉ đạt 0,55%, thấp hơn mức tăng trưởng tín dụng là 0,74%. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 khiến doanh nghiệp, người lao động thất thu, cũng như tình trạng giãn cách xã hội đã khiến người dân ưu tiên nắm giữ tiền mặt. Trong khi đó, việc trần lãi suất huy động vốn kỳ hạn dưới 6 tháng tiếp tục giảm thêm 0,25% từ giữa tháng 3 cũng khiến kênh tiền gửi ngắn hạn kém hấp dẫn so với các tài sản khác đang “nổi sóng” như vàng, ngoại tệ hay chứng khoán. Hệ quả là vốn không còn chảy mạnh vào ngân hàng như trước đây, trong khi sản xuất, kinh doanh đã mở cửa trở lại sau khi nới lỏng cách ly, dẫn đến nhu cầu vay vốn có thể sớm phục hồi.
Chính vì vậy, việc các ngân hàng phải tăng cường thêm vốn ngay từ lúc này là cần thiết. Trong khi việc huy động tiền gửi gặp nhiều thách thức, lựa chọn phát hành trái phiếu có thể được triển khai để thu hút khách hàng, do trái phiếu phát hành thường có kỳ hạn dài, không bị vướng bởi trần lãi suất nên có thể áp mức lãi suất cao để hấp dẫn các nhà đầu tư tổ chức lẫn cá nhân, nhất là khi xu hướng trái phiếu doanh nghiệp đã tăng trưởng mạnh và thu hút nhiều nhà đầu tư cá nhân rót tiền trong thời gian qua.
Nếu trái phiếu phát hành có kỳ hạn lớn hơn 5 năm sẽ đủ điều kiện để tính vào vốn cấp 2, giúp vốn tự có của các ngân hàng tăng lên và cải thiện hệ số an toàn vốn. Điều này là rất quan trọng vì trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm như hiện nay, việc tăng thêm vốn điều lệ là không hề đơn giản. Bên cạnh đó, một số ngân hàng đã tăng mạnh được vốn điều lệ, như BIDV trong năm 2019 đã giúp hạn mức phát hành trái phiếu do theo quy định vốn tự có cấp 2 chỉ được tối đa bằng vốn cấp 1.
Điều cần lưu ý là tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục giảm kể từ ngày 1/10/2020, theo đó nhu cầu huy động vốn trung, dài hạn sẽ tiếp tục là áp lực đè nặng lên hoạt động của các nhà băng.
Như vậy, với thời gian còn chưa đầy 5 tháng, có lẽ việc tăng cường phát hành trái phiếu để có thêm nguồn vốn trung, dài hạn ngay từ lúc này là hợp lý.