Các ngân hàng cạnh tranh lãi suất vay vốn

Nếu so với lãi vay của các nước thì doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang phải vay vốn với lãi suất cao hơn rất nhiều. Khoảng cách này càng lớn hơn khi các nước vẫn đang tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ. Liệu từ nay đến cuối năm 2019, mặt bằng lãi suất cho vay ở Việt Nam có giảm và có thêm đợt cạnh tranh lãi suất vay vốn nào giữa các ngân hàng?

  1. Tình hình cạnh tranh lãi suất hiện nay của các ngân hàng

Hiện lãi suất tiền gửi ở nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục nhích lên trong bối cảnh nhu cầu vốn cuối năm tăng cao, làm dấy lên lo ngại lãi suất cho vay sẽ tăng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế lại cho rằng, xu thế tăng lãi suất tiền gửi không có nghĩa sẽ làm tăng lãi suất cho vay, mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; tất nhiên áp lực với lãi suất cho vay là khó tránh khỏi.

1.1 Đồng loạt tăng lãi suất huy động

Mới đây nhất, ngày 20/8, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) thông báo tăng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng lên 7,5%/năm và 12 tháng là 8,5%/năm, lần lượt tăng 0,7% và 0,8% so với mức lãi suất cũ. Cùng thời điểm này, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cũng cho biết, sẽ tổ chức “ngày vàng” gửi tiền vào 20 và 21/8 khi chỉ cần gửi 100 triệu kỳ hạn 6 tháng đã được lãi suất 8,08%/năm. Ngoài ra, gửi tiền từ 18 tháng trở lên ở nhà băng này cũng được hưởng mức lãi suất 8%/năm.

Cạnh tranh lãi suất vay vốn

Cạnh tranh lãi suất vay vốn

Trước đó, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) cũng điều chỉnh lãi suất lên mức 8,2%/năm, áp dụng với tất cả khoản tiền gửi kỳ hạn 13 tháng. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng cũng được đẩy từ 7% lên đến 7,8%/năm, kỳ hạn 9 tháng, 12 tháng lần lượt là 8%/năm, 8,1%/năm.

Một nhà băng khác là Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cũng công bố biểu lãi suất áp dụng từ ngày 12/8 với lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất tại quầy là 8%/năm, áp dụng với kỳ hạn 36 tháng. So với biểu lãi suất trước đó, tỷ lệ này đã tăng 0,3 điểm %.

Tương tự, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cũng đẩy mức lãi suất cao nhất lên tới 8,4%/năm khi khách hàng tham gia chương trình khuyến mãi gửi kỳ hạn từ 24 – 36 tháng. Trong khi đó, theo biểu lãi suất mới nhất áp dụng từ đầu tháng 7, nếu gửi tiết kiệm trực tuyến tại Ngân hàng TMCP Nam Á kỳ hạn 36 tháng lãi suất tới 8,7%/năm, cao hơn nhiều mức gửi tại quầy.

Theo ghi nhận, mặt bằng lãi suất gửi từ 8%/năm trở lên đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các ngân hàng như LienVietPostBank, SCB, NCB… Đáng lưu ý, không chỉ có các ngân hàng TMCP tư nhân tham gia rầm rộ trong cuộc đua lãi suất mà cả các “ông lớn” nhóm Big 4 cũng không thể ngồi yên. Chẳng hạn, mới đây cả BIDV và VietinBank đều niêm yết lãi suất tiền gửi 12 tháng ở mức 7%/năm, tăng 0,1 – 0,2 điểm % so với trước đó.

Tuy nhiên, “sốc” nhất vẫn là Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) khi mới đây đã tung ra sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với lãi suất tới 10,2%/năm. Theo đó, chỉ cần 10 triệu đồng trở lên với khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức từ 100 triệu đồng với 4 kỳ hạn cố định: 24 tháng, 36 tháng, 48 tháng và 60 tháng là đã được lãi suất tương ứng với các kỳ hạn gửi là mức lãi 9,5%/năm, 9,8%/năm, 10,0%/năm và 10,2%/năm.

Theo lý giải của một số chuyên gia kinh tế, việc các nhà băng tăng lãi suất nhằm hút khách gửi tiền và gia tăng nguồn lực vốn trung và dài hạn gây ra cơn sốt cạnh tranh lãi suất vay vốn.

Theo TS Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính – ngân hàng, trong bối cảnh thị trường có ngày càng nhiều kênh đầu tư hấp dẫn, chẳng hạn như nhiều DN địa ốc huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu với lãi suất rất cao từ 12% – 14%/năm khiến nhà đầu tư, người gửi tiền có xu hướng chuyển sang mua trái phiếu DN thay vì gửi tiết kiệm ngân hàng, thì tiền gửi cũng trở nên cạnh tranh hơn, và việc cạnh tranh dễ nhất đó là đẩy cao lãi suất để hút vốn nhàn rỗi.

“Việc các ngân hàng đẩy tăng lãi suất không nhất thiết là do nguyên nhân thanh khoản căng thẳng, bởi diễn biến hiện nay của thị trường và các giao dịch liên ngân hàng với lãi suất ổn định quanh mức 3%, thì vấn đề ở đây không phải do thanh khoản xấu mà là có thể bởi bản thân các ngân hàng đang chuẩn bị nguồn lực cho mùa kinh doanh cuối năm mà thôi”, ông Tín chia sẻ.

1.2 Khó giảm lãi suất trong những tháng cuối năm?

Thực tế, hiện các nền kinh tế lớn thi hành chính sách nới lỏng tiền tệ và giảm lãi suất, liệu xu hướng này có tác động đến chính sách tiền tệ của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2019?

Trả lời về vấn đề này, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng chính sách tiền tệ của Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, theo ông Lịch: “Việt Nam muốn giảm lãi suất phải sử dụng biện pháp đồng bộ là tăng lượng trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn trung hạn cho các NHTM. Còn nếu cả vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của nền kinh tế tiếp tục dựa vào NHTM, việc giảm lãi suất sẽ tiếp tục gặp khó khăn”.

Trong khi đó, TS Bùi Quang Tín lại đưa ra nhận định, lãi suất cho vay phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có lãi suất đầu vào và áp lực tỷ giá, lạm phát… Có khả năng NHNN sẽ hỗ trợ để duy trì mặt bằng lãi suất huy động hiện nay cho nên lãi suất cho vay cũng có thêm cơ sở để giữ ổn định.

Ngoài ra, ông Tín cũng không mấy lo lắng việc lãi suất huy động tăng sẽ tác động đến lãi suất cho vay. Theo ông Tín, lãi suất huy động chỉ tăng ở vài kỳ hạn nhất định, trong khi mặt bằng lãi suất chung vẫn khá ổn định. Dẫn chứng là lãi suất liên NH hiện ở mức rất thấp, kỳ hạn qua đêm và 1 tuần đang giảm khá mạnh, chỉ còn 2,98%/năm và 3,09%/năm.

“Lãi suất huy động là một trong những yếu tố tác động đến lãi suất cho vay, tuy nhiên nó không thể tác động chung đến mặt bằng lãi suất cho vay tới tất cả các đối tượng được. Tôi ví dụ, có nhiều đối tượng kinh doanh tốt, lịch sử trả nợ tốt… thì sẽ được hưởng chế độ cho vay ưu đãi hơn; còn những đối tượng nhiều rủi ro thì hiển nhiên phải chấp nhận lãi suất vay cao thôi”, ông Tín nói.

Thống kê của NHNN về lãi suất đầu tháng 8/2019 cho thấy, hiện mặt bằng lãi suất cho vay VNĐ ở các ngân hàng phổ biến ở mức 6 – 9%/năm đối với ngắn hạn; 9 – 11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 2,8 – 6%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8 -4,7%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn 4,5 – 6%/năm.

Có một số nguyên nhân khiến lãi suất huy động vẫn duy trì ở mức hiện tại, thậm chí có thể tăng nhẹ bao gồm: các kênh huy động vốn cạnh tranh khác như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp tăng trưởng mạnh với lãi suất không giảm, các ngân hàng thương mại cần tiếp tục huy động vốn khi dư địa tăng trưởng tín dụng tổng thể từ nay đến cuối năm còn nhiều, đồng thời ngân hàng cần tiếp tục đáp ứng lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, kết quả là nhu cầu huy động vốn vay trung và dài hạn sẽ tăng lên.

Lãi suất cho vay cũng sẽ tương đối ổn định ở mức như hiện nay vì các ngân hàng thương mại sẽ phải cân đối giữa nhu cầu vay, đặc biệt là nhu cầu cho vay cá nhân tăng lên với việc đáp ứng và duy trì chuẩn Basel II.

  1. Top ngân hàng có lãi suất vay thấp nhất hiện nay

Lãi suất vay ngân hàng 2019 được chúng tôi tóm tắt qua 2 bảng dưới đây, với 2 sản phẩm chính là cho vay mua nhà và cho vay mua xe ô tô. So với lãi suất vay ngân hàng 2018 thì lãi suất năm nay có chiều hướng tăng lên, tuy nhiên lượng tăng không đáng kể và không đồng đều ở các ngân hàng. Ví như các ngân hàng nước ngoài có chiều hướng giảm lãi suất để thu hút khách hàng, trong khi đó các ngân hàng TMCP trong nước với sự điều chỉnh lãi suất huy động, kéo theo đó lãi suất cho vay cũng “lớn” lên theo.

2.1 Nhóm ngân hàng có lãi suất vay mua nhà tốt nhất:

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm)
3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng
BID 7,8 8,8
VIB 7,9 9,9
TECHCOMBANK 7,99 8,29
TPBANK 8,2 9,2
VPBANK 7,9 8,5
VIETCOMBANK 8,1 8,9 9,4
VIETINBANK 9,5 10,5
UOB 8,17
EXIMBANK 11
HONGLEONG BANK 7,25 7,75
SHINHANBANK 8,1 8,8 9,2
STANDARD CHARTERED 6,49 7,29 8,39

 

Nhìn vào số liệu trên có thể thấy lãi suất vay ngân hàng BIDV đang ở mức ưu đãi nhất. Đây cũng được đánh giá là một trong những thương hiệu ngân hàng đứng đầu Việt Nam hiện nay, với bề dày kinh nghiệm lâu đời, tiềm lực tài chính vững chắc cùng phong cách chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng trong nước có cạnh tranh lãi suất vay vốn thế chấp sổ đỏ ưu đãi còn có thể kể đến Vietcombank, Techcombank hay Eximbank. Mỗi ngân hàng đều sỡ hữu một đặc điểm và thế mạnh riêng có. Với Techcombank, khách hàng có thể trả thêm 20 triệu tiền gốc mỗi tháng mà không mất phí phạt trả nợ trước hạn, với Eximbank, đây là ngân hàng duy nhất trên thị trường hiện nay cho phép người vay nhận tiền với hình thức không phong tỏa khoản vay.

Không dừng lại ở nhóm ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài như UOB, Shinhanbank hay Standard chartered cũng sở hữu những mức lãi suất cho vay mua nhà trả góp năm 2019 hấp dẫn. Tuy nhiên, điều kiện vay vốn tại các ngân hàng này khá chặt chẽ, đòi hỏi khách hàng cần có một nguồn trả nợ ổn định, lịch sử tín dụng rõ ràng.

2.2 Nhóm ngân hàng có lãi suất cho vay mua xe ô tô tốt nhất:

Ngân hàng Lãi suất ưu đãi 
3 tháng đầu 6 tháng đầu  12 tháng đầu  24 tháng đầu  36 tháng đầu 
BIDV 7,80 8,80
VPBANK 6,90 7,90 8,90
VIETCOMBANK 8,40 9,10 9,50
VIB 7,90 9,50
TECHCOMBANK 7,99 8,79
TPBANK 7,60 8,20 8,90
UOB 5,80 7,25 8,80
EXIMBANK 9,0 11,00
OCB 7,99 9,49
LIENVIETPOSTBANK 10,25

BIDV vẫn luôn đứng đầu với các sản phẩm bán lẻ như cho vay mua nhà đất hay thậm chí cho vay mua xe ô tô trả góp. Dịch vụ cho vay mua xe tại BIDV năm 2019 được đánh giá cao ở 1 số ưu điểm như: Thủ tục vay đơn giản, thuận tiện và lãi suất cho vay cạnh tranh, lãi tính trên dư nợ giảm dần.

Bên cạnh đó, TechcomBank hiện đang triển khai chương trình cho vay mua xe ô tô trả góp với mức cạnh tranh lãi suất vay vốn ưu đãi hấp dẫn, giúp quý khách sớm biến ước mơ sở hữu và sử dụng một chiếc xe tiện nghi trở thành hiện thực. Mức lãi suất vay mua xe ô tô ưu đãi được ngân hàng này đưa ra chỉ từ 7,99%/năm Việc cho vay cả đối với xe mới và xe cũ cũng giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn cho dự định sở hữu chiếc xe.

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0