Thẻ ATM đang là phương tiện thanh toán rất tiện lợi được nhiều người quan tâm sử dụng trong thời gian gần đây, đặc biệt là đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, không phải độ tuổi nào cũng có thẻ mở thẻ ATM theo mong muốn bản thân. Vậy độ tuổi 14 có làm thẻ ATM được không?
Tìm hiểu về thẻ ATM
Thẻ ATM là một thẻ ngân hàng được phát hành cho khách hàng có nhu cầu mở và sử dụng để thanh toán và thực hiện các giao dịch (chuyển tiền, rút tiền, nạp tiền,…) theo điều khoản đã thỏa thuận với bên phát hành thẻ. Thẻ ATM còn được gọi là thẻ ghi nợ và được liên kết trực tiếp với tài khoản của chủ thẻ tại ngân hàng.
Thẻ ATM bao gồm 2 loại thẻ chính là:
- Thẻ ghi nợ (Debit) là loại thẻ thanh toán liên kết trực tiếp với tài khoản ngân hàng của bạn và được dùng theo cơ chế “ có bao nhiêu tiền trong tài khoản thì chỉ được tiêu bấy nhiêu”.
- Thẻ tín dụng (Credit) là loại thẻ được dùng theo tiêu chí “tiêu xài trước, trả tiền sau” trong 1 hạn mức mà ngân hàng cấp dựa trên cơ sở thu nhập hằng tháng của bạn. Sau khoảng thời gian thông thường là 45 ngày, bạn cần phải thanh toán lại số tiền đã sử dụng, nếu chậm trễ bạn sẽ chịu lãi suất vay rất cao.
Quy định của Ngân hàng Nhà nước về độ tuổi được làm thẻ
Thông thường, các ngân hàng quy định người từ 18 tuổi trở lên có thể làm thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế, chiếc thẻ gắn liền với tài khoản ngân hàng và căn cước công dân. Vì thế, thời gian được phép mở thẻ tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng.
Còn Ngân hàng Nhà nước lại có thông tư 15/VBHN-NHNN ngày 7/12/2021 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. Theo đó, công dân dưới 18 tuổi có thể sở hữu và làm thẻ ngân hàng. Tuy nhiên, với độ tuổi khác nhau, chủ thẻ có quyền phát hành loại thẻ khác nhau.
Các ngân hàng đang quy định bao nhiêu tuổi được làm thẻ ngân hàng?
Ngân hàng Nhà nước có quy định về đối tượng sử dụng thẻ đối với chủ thẻ chính và phụ là cá nhân tại Khoản 1 và khoản 3 điều 16 chương III thông tư số 15/VBHN-NHNN ngày 7/12/2021 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, cụ thể như sau:
Thẻ ATM
Chủ thẻ là cá nhân được phép sử dụng thẻ ATM trong các độ tuổi và đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:
- Người đủ từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, có tài sản riêng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ sử dụng được thẻ ATM. Với một số ngân hàng, đối với người dưới 18 tuổi, phụ huynh hoặc người giám hộ phải đi cùng mới làm được thẻ này.
- Người nước ngoài phải có giấy phép cư trú tại Việt Nam còn thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Thẻ ghi nợ (debit card) và thẻ trả trước (prepaid card)
Với 2 loại thẻ này, cá nhân có thể phát hành thẻ theo quy định như sau:
-
Người đủ 18 tuổi trở lên được phép phát hành thẻ ghi nợ và thẻ trả trước cả thẻ chính và phụ nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
-
Người dưới 18 tuổi và từ 15 tuổi trở lên có thể phát hành thẻ chính và phụ của thẻ ghi nợ, thẻ trả trước nếu không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Ở độ tuổi này, thẻ ghi nợ được ngân hàng thường hỗ trợ loại không thấu chi.
-
Người dưới 15 tuổi và đủ 6 tuổi trở lên được mở 2 thẻ phụ của thẻ ghi nợ và thẻ trả trước nếu không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Thông thường, ngân hàng sẽ hỗ trợ khách hàng độ tuổi này mở thẻ ghi nợ không thấu chi và thẻ trả trước kèm theo điều kiện có sự đồng ý của người giám hộ hoặc đại diện pháp luật bằng văn bản.
-
Người nước ngoài được phép cư trú còn thời hạn từ 12 tháng trở lên được mở 2 thẻ này.
Khi phát hành thẻ ghi nợ, chủ thẻ phải có tài khoản thanh toán mở tại tổ chức phát hành thẻ. Bạn có thể phát hành thẻ cùng lúc với mở tài khoản này nếu chưa có.
Thẻ tín dụng (credit card)
Các thẻ chính và thẻ phụ của thẻ tín dụng ngân hàng được phát hành cho những cá nhân thỏa mãn điều kiện sau:
-
Người có đầy đủ và không mất năng lực hành vi dân sự tuổi từ đủ 15 trở lên. Tuy nhiên, thông thường, tại các ngân hàng hiện nay, người dưới 18 tuổi và đủ 15 tuổi trở lên chỉ được mở thẻ tín dụng dạng thẻ phụ theo thẻ chính của người giám hộ hợp pháp.
-
Người nước ngoài có thời hạn cư trú tối thiểu 1 năm trở lên được phép mở thẻ tín dụng có ký quỹ. Đây là dạng thẻ tín dụng đảm bảo với mức tài sản đảm bảo có giá trị tối thiểu bằng với hạn mức tín dụng được cấp.
Như vậy có thể thấy, theo quy định người 14 tuổi không được mở tài khoản ngân hàng.
Người 14 tuổi sở hữu thẻ ATM bằng cách nào?
Đối với trẻ từ 6- 14 tuổi nếu muốn sở hữu thẻ ATM cần được người đại diện theo pháp luật (là bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp) đồng thời là chủ thẻ chính (cụ thể là thẻ ghi nợ) đồng ý bằng văn bản về việc phát hành và sử dụng thẻ phụ (thẻ ghi nợ). Loại thẻ này sẽ phụ thuộc vào thẻ chính và chủ thẻ chính là người chịu mọi trách nhiệm của thẻ phụ. Chủ thẻ chính có quyền khóa hoặc mở thẻ phụ thẻ ghi nợ.
Trẻ 14 tuổi có thể sử dụng thẻ phụ thẻ ghi nợ để thực hiện các tính năng:
- Thanh toán hàng hóa dịch vụ qua thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán;
- Thanh toán hàng hóa dịch vụ trực tuyến;
- Đổi PIN thẻ tại ATM;
- Thanh toán thẻ qua ứng dụng thanh toán trên di động (Ví dụ: Google Pay, Samsung Pay);
- Nhận tiền qua thẻ Visa;
- Nạp tiền tại ATM.
Do độ tuổi còn hạn chế, thẻ ghi nợ phụ sẽ chưa được phép thực hiện các giao dịch gồm:
- Rút tiền mặt tại cây ATM
- Chuyển tiền
Ngoài ra bố mẹ có thể chủ động kiểm soát chi tiêu của trẻ bằng cách giới hạn hạn mức chi tiêu trong thẻ phụ. Ví dụ, thẻ ghi nợ chính của phụ huynh có 100 triệu đồng, nhưng thẻ phụ của con chỉ được phép chi tiêu trong giới hạn là 500.000 đồng. Trẻ sẽ không được chi vượt quá con số này. Bằng cách đó, phụ huynh vẫn có thể kiểm soát chi tiêu của con, mỗi khi có phát sinh giao dịch, lập tức tin nhắn báo biến động tài khoản sẽ gửi tới điện thoại di động của phụ huynh.
Tổng hợp