Ngân hàng chiếm dụng vốn của khách bằng số dư?
Số dư trung bình ít nhất hiện nay mà đa số các ngân hàng áp dụng là 50.000đ. Và có loại thẻ số dư bắt buộc trong tài khoản mà khách hàng phải để lại lên đến 1.000.000đ. Nhiều người cho rằng hình thức mà các ngân hàng giữ lại số dư tối thiểu trong mỗi thẻ ATM cũng giống như việc “huy động vốn” một cách hợp pháp.
1. Có phải đây là hình thức mà ngân hàng chiếm dụng vốn?
Đối với sinh viên, công nhân. Họ nói gì?
Đối với những người sinh viên đi học xa nhà. Thẻ ngân hàng là công cụ không thể thiếu. Để thuận tiện cho chi tiêu và đóng học, mỗi tháng gia đình đều chuyển tiền vào tài khoản thẻ của sinh viên. Việc ngân hàng giữ lại từ 50.000đ đến 100.000đ là một khoản không nhỏ với sinh viên.
Tại các khu công nghiệp, nhiều đơn vị cũng thực hiện thanh toán lương cho công nhân qua thẻ. Không ít ý kiến khó chịu với cách mà các ngân hàng giữ lại trong “ngân khố” từ 50.000đ – 100.000đ. Với mức thu nhập như hiện nay, khoản tiền duy trì tài khoản đó cũng đủ để đối tượng là công nhân giải quyết được nhiều việc.
Đối với khách VIP
Nhiều khách VIP, số dư tài khoản trong mỗi thẻ vàng G Card còn ở mức “khủng” hơn, lên đến 1.000.000đ. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trích thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy. Số đơn vị hưởng lương từ ngân sách thực hiện trả lương qua tài khoản hiện tăng 227% so với cuối năm 2007, đạt 17.925 đơn vị. Theo đó số tài khoản đã trả lương qua thẻ ATM đạt 925.081 tài khoản, tăng 107% so với cuối năm 2007.
Con số khổng lồ
Nếu lấy số tiền nhỏ nhất là 50.000đ nhân với 925.081 tài khoản ở khối hưởng lương ngân sách, thì mỗi tháng tổng số tiền mà khách hàng “bị” nhà băng giữ lại trong tài khoản là 46.254.050.000đ. Một số tiền khổng lồ, nếu tính theo thu nhập của từng cá nhân được trả lương qua thẻ.
Trong khi đó, một số liệu khác của Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông những năm gần đây khoảng 150 – 300% / năm. Nếu năm 2006 là 3,5 triệu thẻ thì sang năm 2007 số lượng thẻ đã tăng mạnh theo cấp số nhân lên đến gần 8,3 triệu thẻ.
Một cán bộ công tác tại Ngân hàng Nhà nước xác nhận. Đến thời điểm hiện nay, số lượng thẻ ATM phát hành có thể lên đến 11 triệu thẻ.
Vẫn với số lưu tài khoản tối thiểu là 50.000đ, thì số tiền lưu trong 11 triệu thẻ này nhân lên sẽ được 550 tỷ đồng.
2. Câu hỏi đặt ra, số tiền dư trong tài khoản. Được các ngân hàng sử dụng vào mục đích gì?
a. Khách hàng có thể thu hồi số dư sau khi đóng tài khoản
Khi khách hàng mở tài khoản, để gia tăng tiện ích cho khách hàng và hạn chế các tài khoản “ảo”. Ngân hàng thường quy định số dư tối thiểu là 50.000đ / tài khoản (hoặc nhiều hơn) nhằm quản lý và xác định đó là tài khoản hoạt động. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng có thể phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng vẫn được hưởng lãi suất trên số dư của mình. Và hoàn toàn có thể thu hồi lại số dự đó sau khi làm thủ tục đóng tài khoản tại ngân hàng. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng tại Việt Nam đều có quy định tương tự.
b. Khách hàng vẫn hưởng lãi trên số dư tối thiểu
Số tiền mà khách hàng nói ngân hàng chiếm dụng thực ra là số tiền lưu trong tài khoản thẻ của khách hàng. Điều này đã được ngân hàng phổ biến khi khách hàng mở thẻ, mở tài khoản. Nếu khách hàng rút hết tiền thì tài khoản thẻ không hoạt động được. Hiện ngân hàng chỉ lưu tiền của khách hàng dao động từ 50.000đ đến 100.000đ. Số tiền lưu lại này khách vẫn được hưởng lãi suất không kỳ hạn.
c. Vẫn chưa có sự sòng phẳng với khách hàng
Việc giữ lại tiền của khách hàng trong thẻ có cái có lý, có cái không. Ngân hàng giữ lại tiền của khách do họ phải chi cho phí mở thẻ, duy trì nó.
Đồng thời, việc thu tiền của khách để khách không mở thẻ tràn lan, gây tốn kém trong quản lý. Không có lý ở chỗ, với những loại thẻ bị lưu giữ số tiền lớn, lên tới hàng triệu thì đó là lạm dụng vốn.
Ở ta hiện đang có tình trạng chưa sòng phẳng ở chỗ. Hầu hết thẻ ATM là do nhà nước bắt buộc cán bộ công chức mở (không phải dân tự nguyện mở thẻ). Nhưng lại bắt chính cán bộ phải nộp tiền, đó là vô lý. Chúng ta nên công khai mức trả lãi cho khách hàng nếu tiền bị lưu trong tài khoản.
3. Không có số dư thì làm sao có thẻ?
50.000 hay 100.000đ lưu trong tài khoản là con số không lớn. Ngân hàng cũng không thể làm gì được với số dư tài khoản như vậy. Về thông lệ, khách hàng có thẻ thì phải có số dư trong tài khoản. Nếu trong tài khoản số dư bằng không thì không thể duy trì vận hành thẻ. Số dư trong tài khoản để duy trì tài khoản đó. Với một số thẻ VIP sở dĩ số dư trong tài khoản lớn là do nó có điều khoản thấu chi. Khách hàng có thể chi vượt quá mức có tiền, quyền lợi của người dùng ở đây rất lớn.