Chiếm dụng vốn là gì? Tình trạng chiếm dụng vốn đang là một gánh nặng phổ biến ở khá nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Chuyện chiếm dụng vốn trong thương mại vẫn thường xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi. Nhưng trong thời buổi kinh tế chung khó khăn như hiện nay, hiện tượng này xuất hiện với mật độ dày đặc hơn.
1. Chiếm dụng vốn là gì?
Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể chiếm dụng tạm thời và không phải trả chi phí sử dụng vốn. Vốn chiếm dụng được hiểu là các khoản phải trả trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Khoản này bao gồm các khoản phải trả cho nhà cung cấp, khách hàng ứng trước, phải trả – phải nộp nhà nước. Hoặc một số khoản phải trả khác mà doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành.
2. Các loại chiếm dụng vốn chủ yếu
Doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn từ nhiều nguồn và nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là một số loại hình chiếm dụng vốn điển hình. Và thường xuyên được các doanh nghiệp sử dụng nhất.
Chiếm dụng vốn là gì?
a. Chiếm dụng vốn của khách hàng
Chiếm dụng vốn của khách hàng có thể được doanh nghiệp thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Doanh nghiệp có thể nhận tiền ứng trước hay tiền đặt cọc của khách hàng. Và số tiền này sẽ được ghi tương ứng khoản mục phải trả khách hàng trong báo cáo tài chính. Ngoài ra, gần đây ngày càng nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hình thức chiếm dụng vốn khác thông qua thẻ thành viên hoặc ví điện tử. ĐIều này đem lại nguồn vốn huy động lớn từ phía khách hàng.
b. Chiếm dụng vốn của Nhà nước
Doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà nước thông qua việc chậm nộp các khoản thuế. Và các khoản lệ phí phải nộp khác. Tuy nhiên doanh nghiệp cần thận trọng khi sử dụng hình thức chiếm dụng vốn này. Vì nhiều khả năng sẽ nhận phải những hình phạt nặng từ phía chính quyền.
c. Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp
Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp cũng là một hình thực được nhiều doanh nghiệp sử dụng thông qua nợ tiền hàng của nhà cung cấp. Số tiền chiếm dụng này sẽ được ghi tương ứng khoản mục phải trả người bán trong báo cáo tài chính. Việc chiếm dụng vốn này được nhiều nhà cung cấp chấp thuận, tuy nhiên doanh nghiệp cũng nên cân nhắc về lượng vốn và tần suất chiếm dụng để tránh gây mất uy tín của doanh nghiệp.
Có nhiều hình thức chiếm dụng vốn từ doanh nghiệp
3. Hành lang pháp lý
Trong giao dịch, nhiều trường hợp, hợp đồng chỉ là hình thức, thậm chí chỉ là hợp đồng miệng. Nên nội dung thường sơ sài. Chưa đúng nghĩa là hệ thống các điều khoản điều phối quy tắc ứng xử giữa các bên. Chưa kể, doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết pháp lý để ứng dụng trong soạn thảo hợp đồng. Ví dụ như cơ chế thưởng phạt, nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại. Khi có vi phạm, bên bị thiệt hại muốn phạt nặng cũng không có cơ sở để áp dụng. Trong khi nếu không bị phạt nặng thì không có ý nghĩa răn đe.
Cũng phải nhìn nhận, tình trạng lợi dụng hợp đồng còn có nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh, thể chế pháp luật. Doanh nghiệp “lừa” nhau nhưng không có chế tài trừng phạt rõ ràng, vai trò của các hiệp hội kinh doanh còn mờ nhạt. Ngoại trừ một vài hiệp hội có kết nối hội viên thực sự, phần lớn chưa thực sự là cầu nối hợp tác kinh doanh, chia sẻ thông tin giữa các hội viên. Thực tế, có nhiều vụ lừa đảo liên hoàn mà doanh nghiệp không biết để đề phòng.