Tín dụng đen là gì? Phân biệt vay tín chấp và tín dụng đen

Tín dụng đen là một hình thức cho vay nặng lãi, đây là loại hình phi chính thức không được pháp luật công nhận, không thông qua các đơn vị, tổ chức được nhà nước cho phép hoạt động tín dụng. Thời gian qua, hoạt động tín dụng đen bất hợp pháp đã và đang trở thành vấn nạn của xã hội. Nhiều người đã vô tình mắc bẫy tín dụng đen khiến tiền mất tật mang. Vậy tín dụng đen là gì? Tín dụng đen và hình thức vay tín chấp có khác nhau như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Tín dụng đen là gì?

Tín dụng đen là một hình thức tín dụng cho vay nặng lãi, đây là loại hình phi chính thức không được pháp luật công nhận, không thông qua các đơn vị, tổ chức được nhà nước cho phép hoạt động tín dụng.

Tín dụng đen là gì? Phân biệt vay tín chấp và tín dụng đen

Đa số lãi suất do cá nhân hoặc tổ chức cho vay tín dụng đen tự đặt, thường vượt 150% mức lãi suất của ngân hàng nhà nước.

Đặc điểm của tín dụng đen

Thứ nhất: Tín dụng đen không được pháp luật thừa nhận

Trong pháp luật về dân sự Việt Nam có điều chỉnh về hình thức cho vay có lãi suất. Qui định chặt chẽ về hình thức, lãi suất, chủ thể…. Nhưng tín dụng đen là một hình thức cho vay không theo quy định của pháp luật thậm trí còn không đúng với quy định của pháp luật.

Khi không được pháp luật thừa nhận, cả người đi vay và người cho vay đều mang mức độ rủi ro rất lớn khi  tranh chấp hoặc sự kiện không mong muốn xảy ra.

Nếu theo các hình thức được pháp luật công nhận thì cũng được hiểu là pháp luật cũng có những quy định về quyền và lợi ích của các bên  khi tham gia quan hệ nói trên. Và ngược lại nếu  người tham gia tín dụng đen xảy ra các trường hợp không mong muốn thì quyền lợi  được đảm bảo sẽ ít hơn rất nhiều.

Thứ hai: Tín dụng đen có lãi suất cao

Hình thức cho vay có lãi suất được pháp luật điều chỉnh về mức lãi suất tối đa, hoặc phải tuân theo quy định của pháp luật  về ngân hàng, Nhưng với tín dụng đen thì lãi suất được xác lập  mà không theo quy định của pháp luật. Nhằm đạt quyền lợi lớn nhất, các bên cho vay thường tăng mức lãi suất rất cao bằng các chiêu trò khác nhau.

Tín dụng đen là gì? Phân biệt vay tín chấp và tín dụng đen

Thứ ba: Tín dụng đen có quy trình vay đơn giản

Khi thực hiện hợp đồng vay, trừ trường hợp vay từ những người thân cận với số tiền không lớn. Các chủ thể đi vay khi thực hiệng giao dịch tại các tổ chức tín dụng như ngân hàng phải trải qua quy trình, thủ tục vay nhất định  và đáp ứng được các yêu cầu để có thể vay vốn.

Nhưng với tín dụng đen thì:

–  Điều kiện cho vay đơn giản, không dự án đầu tư, không tài sản thế chấp, không hợp đồng vay vốn, thậm chí chỉ hợp đồng bằng miệng;

– Việc chọn lựa đối tượng cho vay không căn cứ vào mục đích vay vốn, hiệu quả đầu tư… ít quan tâm về nhân thân của người vay vốn;

– Thời gian giải ngân vốn nhanh, thậm chí chỉ 30 phút sau khi yêu cầu là người vay vốn nhận được tiền;

– Thời hạn huy động và cho vay ngắn, phổ biến là hàng tháng, hàng năm. Việc thanh toán nợ thường theo phương thức trả góp nhiều lần, mỗi lần trả gồm cả gốc và lãi.

Các hình thức của tín dụng đen

Các ứng dụng (app) vay tiền
Ngày nay, các ứng dụng app vay tiền của những đối tượng tội phạm cho vay nặng lãi đang nổi lên. Chỉ cần người dùng tải các ứng dụng này trên Google play hoặc App Store là có thể vay tiền một cách nhanh chóng mà không cần tới tận nơi cho vay. Tuy nhiên hình thức vay này có lãi suất cao ngất ngưởng.

Người sử dụng chỉ cần tạo một tài khoản trong ứng dụng, làm theo các thông tin hướng dẫn trong hệ thống. Cùng với đó là chụp 2 mặt của chứng minh nhân dân và cung cấp số điện thoại của người thân thì bên tổ chức cho vay giải ngân qua tài khoản ngân hàng nhanh chóng. Nhưng nếu sau một thời gian mà người sử dụng không thể trả theo đúng thỏa thuận sẽ có thể bị rất nhiều số điện thoại là gọi tới thúc ép, đe dọa để bắt bạn phải trả lại toàn bộ cả gốc lẫn lãi.

Các dịch vụ tư vấn tài chính 

Các dịch vụ tư vấn tài chính là hình thức rất phổ biến của các quỹ tín dụng đen hiện nay. Hình thức cho vay đó là nếu người vay đang cần tiền nhanh chóng thì chỉ cần cầm theo chứng minh thư, sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ của những món đồ có giá trị là có thể vay ngay được tiền.

Tuy nhiên khi vay theo hình thức này, lúc đầu người đi vay cần phải thế chấp một món đồ giá trị nào đó để vay tiền. Nhưng khi đồng ý vay thì chỉ nhận lại được ít hơn số tiền mong đợi do đã bị cắt trừ lãi trong 1 tháng và phí dịch vụ.

Phân biệt vay tín chấp và tín dụng đen hiện nay

  • Điểm giống nhau
Tín dụng đen và vay tín chấp đều là hình thức cho vay nhanh, thủ tục nhanh gọn và đơn giản, đáp ứng nhu cầu dùng ngay của khách hàng.
  • Điểm khác nhau

Hai hình thức vay này có sự khác biệt rất lớn cả về tính chất lẫn cách thức giải quyết hợp đồng.

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa tín dụng đen và vay tín chấp để khách hàng có cái nhìn tổng quát về 2 hình thức vay vốn này.

Vay tín chấp

Tín dụng đen

Ảnh hưởng

Là sản phẩm hỗ trợ bơm tiền ra thị trường, kiểm soát dòng tài chính, điều tiết kinh tế.

Gây ra sự bất thường cho dòng lưu thông tiền tệ, tạo ra các con nợ, gián tiếp gây mất cân bằng xã hội.

Chủ thể cho vay

Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và công ty tài chính uy tín được cấp phép của nhà nước.

Cá nhân hay một nhóm người không được cấp phép.

Thủ tục

Nhanh gọn, đơn giản, thời gian giải ngân từ 30 phút đến 3 ngày.

Rất nhanh, thường giải ngân mất 10 – 30 phút.

Phương thức kí kết hợp đồng

Hợp đồng đi kèm các điều khoản rõ ràng.

Thường thỏa thuận bằng 1 bản hợp đồng, có khi thỏa thuận bằng miệng.

Lãi suất trong hợp đồng

Dao động từ 20 – 35%/năm

Rất cao, khoảng 108 – 360%/năm.

Hình thức xử lý vi phạm cam kết

Theo đúng trong hợp đồng và khuôn khổ pháp luật nhà nước Việt Nam.

Xử theo luật giang hồ, có riêng đội chuyên đi đòi nợ thuê.

Làm thế nào để tránh mắc bẫy tín dụng đen?

Để không bị mắc bẫy tín dụng đen, khách hàng cần tìm hiểu thông tin về các gói vay từ những ngân hàng uy tín hoặc những công ty tài chính có đảm bảo từ Bộ Công Thương. Hoặc tham khảo 5 cách nhận biết dưới đây

Hình thức quảng cáo

  • Các quảng cáo cho vay tín chấp tại các hiệu cầm đồ, dán tờ rơi tại các cột điện, ngã tư, trên tường nhà trong ngõ hẻm…hầu hết đều là cho vay tín dụng đen.
  • Còn các công ty tài chính thường sẽ quảng cáo dịch vụ của mình trên mạng, có trang web riêng hoặc liên kết với bên thứ hai uy tín khác như các cửa hàng điện máy, siêu thị để quảng cáo sản phẩm của mình.

Thủ tục vay

  • Thủ tục nộp hồ sơ tại các công ty tài chính thường yêu cầu chứng minh nhân dân photo, photo sổ hộ khẩu hoặc KT3, ảnh 3 x 4 và một số giấy tờ khác tùy loại vay khách hàng đăng ký.
  • Đối với các tổ chức cho vay tín dụng đen chỉ cần để lại chứng minh thư, bằng lái xe hay thẻ ATM… là đã có thể vay được.

Lãi suất cho vay

  • Điểm khác biệt tiếp theo là lãi suất, lãi suất cho vay của tín dụng đen rơi vào khoảng 108 – 360%/năm tương đương khoảng 3.000 – 10.000 đồng/1 triệu/ngày.
  • Đối với các ngân hàng, công ty tài chính thì mức lãi suất này rơi vào khoảng 20 – 35%/năm tức là khoảng 800 – 1.100 đồng/1 triệu/ngày.

Hợp đồng cho vay

Về hợp đồng, các công ty tài chính thường cung cấp hợp đồng đi kèm theo đó là các điều khoản rõ ràng như cách thức thanh toán, thời hạn trả nợ, lãi suất, phí phạt trả trước, phí phạt trả sau…

Tốt nhất bạn nên lên mạng tìm kiếm mẫu hợp đồng của các công ty tài chính, xem trong hợp đồng có những điều khoản nào. Khi đó bạn sẽ dễ dàng nhận ra hợp đồng có phải của tín dụng đen hay không bởi trong hợp đồng của tín dụng đen sẽ không quy định nhiều điều khoản như vậy.

Tìm kiếm thông tin trên mạng

  • Các công ty tài chính thường sẽ có trang web riêng được cấp phép theo quy định pháp luật. Uy tín và thương hiệu của công ty tài chính cho vay tín chấp bạn có thể dễ dàng tìm kiếm lịch sử trên các trang mạng internet, kiểm tra thông tin và đánh giá của khách hàng.
  • Còn với tổ chức cho vay tín dụng đen thường tồn tại một địa điểm nhỏ, trang web cũng không có thông tin cấp phép hoạt động.

 

>>> Xem thêm

  1. Tín dụng là gì? Tổ chức tín dụng hoạt động trên hình thức nào?
  2. Tín dụng xanh là gì? 
  3. Thấu chi và thẻ tín dụng khác nhau như thế nào?

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0