Hiện nay Việt Nam có 5 đại diện trong top 2.000 công ty lớn nhất thế giới, xếp đầu tiếp tục là Mỹ đứng đầu về số lượng doanh nghiệp với 590 công ty. 5 đại diện lọt trong top là Vietcombank (xếp hạng 950), Vietinbank (xếp hạng 1.560), Tập đoàn Hòa Phát (xếp hạng 1.564), BIDV (xếp hạng 1.605) và Techcombank (xếp hạng 1.854).
Global 2000 được xếp hạng dựa trên 4 tiêu chí gồm doanh số, lợi nhuận, tài sản và giá trị thị trường. Forbes cho biết, bất chấp những thách thức do đại dịch Covid-19 và căng thẳng Nga – Ukraine gây ra, các công ty hàng đầu thế giới vẫn cố gắng thúc đẩy doanh số lẫn lợi nhuận năm vừa qua. Giá cổ phiếu của các công ty cũng suy giảm nặng nề khi lạm phát và thị trường sụt giảm gây cản trở cho sự phục hồi kinh tế.
Forbes sử dụng số liệu tài chính của 12 tháng gần nhất tính đến ngày 22/4/2022 để xếp hạng các doanh nghiệp trên toàn cầu.
Theo Forbes, có 58 quốc gia sở hữu đại diện trong danh sách Global 2000 năm 2022. Trong đó, Mỹ tiếp tục là đất nước đứng đầu về số lượng doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu với 590 công ty, tiếp theo là Trung Quốc / Hồng Kông (351) và Nhật Bản (196).
Việt Nam có 5 đại diện lọt trong Top 2000 là Vietcombank (xếp hạng 950), VietinBank (xếp hạng 1.560), Tập đoàn Hòa Phát (xếp hạng 1.564), BIDV (xếp hạng 1.605), và Techcombank (xếp hạng 1.854).
Thống kê cụ thể về thứ hạng và các chỉ tiêu tài chính được thể hiện trong bảng dưới đây:
Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett lần đầu tiên giành lần đầu tiên giành vị trí số 1 kể từ khi Forbes công bố danh sách Global 2000 vào năm 2003; qua đó đẩy Ngân hàng Công thương Trung Quốc xuống vị trí thứ 2 sau 9 năm liên tiếp đứng đầu danh sách.
So với năm 2021, vốn hóa tối thiểu của các công ty giảm mạnh từ 8,26 tỷ USD xuống còn 7,6 tỷ USD. Song mức tối thiểu của các chỉ số khác đều tăng so với cùng kỳ. Global 2000 của Forbes cũng ghi nhận tổng doanh thu của các tập đoàn và doanh nghiệp thuộc danh sách này ở mức 47.600 tỷ USD, tổng lợi nhuận vào khoảng 5.000 tỷ USD, tổng giá trị tài sản đạt 233.700 tỷ USD và tổng vốn hóa thị trường ở mức 76.500 tỷ USD.
Có 58 quốc gia đại diện trong danh sách năm 2022, trong đó Mỹ là quốc gia dẫn đầu với 590 công ty, theo sau là Trung Quốc (gồm cả Hồng Kông) với 351 công ty và Nhật Bản với 196 công ty.
Việt Nam có 5 đại diện trong danh sách này, nhiều nhất từ trước đến nay, gồm Vietcombank, Vietinbank, Hòa Phát, BIDV và Techcombank. Đáng chú ý, 4/5 doanh nghiệp Việt Nam trong Global 2000 hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, duy chỉ có Hòa Phát là doanh nghiệp sản xuất.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là đại diện đứng đầu với vị trí thứ 950 trong danh sách Global 2000. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) ở vị trí 1.874. Tổng vốn hóa thị trường của 4 ngân hàng Việt Nam trong danh sách này đạt 46,84 tỷ USD, trong đó giá trị thị trường của Vietcombank chiếm hơn 36%.
Năm 2021, Vietcombank lãi trước thuế 27.389 tỷ đồng. Năm 2022, Vietcombank là ngân hàng có lợi nhuận kế hoạch cao nhất hệ thống khi dự kiến lãi hợp nhất tăng tối thiểu 12%, tương đương gần 30.700 tỷ đồng. Nếu hoàn thành kế hoạch, Vietcombank sẽ là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam sở hữu lợi nhuận trên 30.000 tỷ.
Tuy nhiên quý đầu năm nay, Vietcombank lại mất ”ngôi vương” lợi nhuận với lợi nhuận trước thuế 9.950 tỷ đồng, xếp sau VPBank.
Theo sau là Vietinbank với vị trí 1.560 thế giới, Forbes ghi nhận ngân hàng này đạt doanh thu 4,41 tỷ USD, lợi nhuận 612,4 triệu USD, vốn hóa đạt 6,2 tỷ USD.
Trong năm 2021, VietinBank cũng đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ từ 37.234 tỷ đồng lên 48.058 tỷ đồng. Năm 2022, VietinBank lên kế hoạch lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng 15% và được điều chỉnh theo phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước. Như vậy, VietinBank có thể đạt hơn 19.300 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2022.
Được xếp hạng 1.605 thế giới, ngân hàng BIDV có tổng tài sản hơn 77 tỷ USD, cao nhất toàn thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, BIDV cũng là ngân hàng có thị phần cho vay lớn nhất hệ thống (trên 13% thị phần).
Năm 2022, BIDV đặt kế hoạch lãi hợp nhất trên 20.000 tỷ đồng. Hết quý I/2022, BIDV tăng trưởng mạnh với khoản lãi trước thuế lần lượt là 4.513 tỷ, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhà băng cuối cùng góp mặt ở danh sách Global 2000 là Techcombank ở vị trí 1.874 thế giới. Techcombank là ngân hàng thương mại tư nhân đầu tiên tại Việt Nam gia nhập “câu lạc bộ tỷ đô” năm 2021, với lợi nhuận trước thuế đạt 23,2 nghìn tỷ đồng, tăng 47,1% so với 2020. Đây là năm thứ 5 liên tiếp Techcombank ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số.
Năm 2022, Techcombank đặt kế hoạch lãi trước thuế 27.000 tỷ, tăng 16,2% so với mức thực hiện năm 2021. Hết quý I, nhà băng này đã hoàn thành được hơn 25% mục tiêu đề ra với 6.800 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế.
>>> Xem thêm
Ngân hàng nào có kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận ‘nóng’ nhất năm 2022? – Onlinebank
VIB tăng trưởng tích cực trên nền tảng quản trị rủi ro – Onlinebank