Ngân hàng có chấp nhận rút tiền hộ không? Thủ tục, điều kiện và phí rút tiền tại ngân hàng

Thông thường hoạt động rút tiền từ tài khoản ngân hàng được thực hiện thông qua thẻ ATM. Tuy nhiên thẻ ATM có quy định hạn mức tối đa và hạn mức tối đa được phép rút trong một ngày và trong vài trường hợp thẻ ATM của bạn không thể rút được tiền do: quên mật khẩu, kẹt thẻ, mất thẻ,… Và việc rút tiền trực tiếp tại các quầy giao dịch của ngân hàng là cách tốt nhất để rút tiền mặt. Vậy Ngân hàng có chấp nhận rút tiền hộ chủ tài khoản không? Thủ tục, điều kiện và phí rút tiền tại ngân hàng như thế nào, cùng theo dõi bài viết dưới đây

Các cách rút tiền mặt phổ biến hiện nay

Rút tiền mặt tại cây ATM

Với cách rút tiền tại ATM, bạn có thêt rút tiền bất cứ khi nào, ở đâu, chỉ cần

có cây ATM hoặc cài đặt ứng dụng rút tiền không cần thẻ.

Ngân hàng có chấp nhận rút tiền hộ không? Thủ tục, điều kiện và phí rút tiền tại ngân hàng

Tuy nhiên, khi rút tiền theo hình thức này, bạn phải thực hiện nhiều lần mới rút được số tiền mong muốn. Bên cạnh đó, số tiền rút trong ngày thường bị giới hạn nên gây ra nhiều bất tiện. Cách rút tiền này chỉ phù hợp với những trường hợp bạn rút vài triệu.

Rút tiền măt tại các quầy giao dịch ngân hàng

Xem ảnh nguồn

Đây là phương thức rút tiền truyền thống được nhiều người ưa chuộng, dù số tiền lớn hay nhỏ. Ưu điểm của cách rút tiền này là có thêt rút số tiền lớn, thủ tục nhanh chóng, đảm bảo an toàn. Song, bạn phải phụ thuộc vào giờ làm việc của ngân hàng.

Thời gian làm việc của một số ngân hàng

Khi rút tiền mặt tại quầy giao dịch ngân hàng, khách hàng cần nắm rõ về lịch làm việc để không mất thời gian chờ đợi. Theo đó, thời gian làm việc tại một số ngân hàng hiện nay như sau:

Giờ làm việc ngân hàng BIDV

  • Từ thứ 2 – sáng thứ 7.
  • Sáng: từ 8h00 đến 11h30 – 12h00.
  • Chiều: từ 13h00 đến 16h00 – 16h30 – 17h00.

Giờ làm việc ngân hàng VietinBank:

  • Từ thứ 2 – thứ 6 hàng tuần.
  • Sáng: 8h00 đến 12h00.
  • Chiều: 13h00 – 16h30/ 17h000.

Giờ làm việc ngân hàng VietcomBank:

  • Thứ 2 – sáng thứ 7 hàng tuần.
  • Sáng: từ 8h00 – 11h30.
  • Chiều: 13h00 – 16h00.

Giờ làm việc ngân hàng SacomBank:

  • Thứ 2 – sáng thứ 7 hàng tuần.
  • Sáng: 07h30 – 11h30.
  • Chiều: 13h00 – 17h00.

Thủ tục rút tiền tại ngân hàng gồm những gì?

Đối với giao dịch rút tiền từ tài khoản ngân hàng

Trước tiền khách hàng cần xác định số tiền mình cần rút là bao nhiêu. Nếu rút tiền với hạn mức lớn thì phải báo với chi nhánh ngân hàng đó trước 1 ngày để chuẩn bị. Bởi, ngân hàng không có quá nhiều tiền mặt để cung cấp cho khách hàng.

Khi tới phòng giao dịch ngân hàng, khách hàng cần mang theo CMND/CCCD bản gốc để xác minh thông tin. Đối với số tiền nhỏ thì không cần kê khai, còn nếu số tiền rút lớn thì làm kê khai cũng như làm đơn để làm căn cứ khi có trường hợp phát sinh xảy ra.

Xem ảnh nguồn

Đối với rút tiền tiết kiệm ngân hàng

Trường hợp khách hàng rút tiền mặt từ sổ thiết kiệm thì chỉ cần chuẩn bị một số giấy tờ khi tới phòng giao dịch ngân hàng bao gồm:

  • CMND/CCCD bảo gốc còn giá trị.
  • Sổ tiết kiệm mở tại ngân hàng.
  • Giấy rút tiền theo mẫu của ngân hàng ( khách hàng điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu).

Quy trình rút tiền tại các ngân hàng hiện nay

Nhìn chung, quy trình rút tiền mặt tại các ngân hàng tại các ngân hàng hiện nay gần giống nhau. Khách hàng có nhu cầu rút tiền tại quầy giao dịch chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Thông báo số tiền muốn rút (nếu hạn mức lớn) trước 1 ngày để ngân hàng chuẩn bị.
  • Bước 2: Khách hàng đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để tiến hành rút tiền.
  • Bước 3: Thông báo nhu cầu muốn rút tiền mặt, giao dịch viên sẽ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục rút tiền.
  • Bước 4: Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu, sau đó xuất trình CMND/CCCD và thẻ để xác nhận thông tin.
  • Bước 5: Giao dịch viên tiến hành thực hiện việc rút tiền.
  • Bước 6: Khách hàng nhận tiền, ký tên biên lai.

Ngân hàng có chấp nhận rút tiền hộ không?

Hiện nay các ngân hàng đã chấp nhận cho phép rút tiền hộ thay chủ tài khoản bằng hình thức ủy quyền, tuy nhiên bao gồm những thủ tục và điều kiện kèm theo:

Người đi rút tiền hộ cần phải có giấy ủy quyền

Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý quan trọng được pháp luật quy định cụ thể và trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền có hai trường hợp sau đây xảy ra:

Trường hợp thứ nhất: Ủy quyền đơn phương, tức là Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận được ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Chính bởi vì vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

Trường hợp thứ hai: Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Đối với trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá.

Ngân hàng có chấp nhận rút tiền hộ không? Thủ tục, điều kiện và phí rút tiền tại ngân hàng

Thủ tục để rút tiền tại Ngân hàng theo ủy quyền:

Người được uỷ quyền khi đến rút tiền tiết kiệm theo uỷ quyền phải có những giấy tờ sau:

– Thứ nhất: Sổ tiền gửi tiết kiệm đứng tên chủ sở hữu là người ủy quyền.

– Thứ hai: Chứng minh thư của người được uỷ quyền.

– Thứ ba: Giấy uỷ quyền có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi người ủy quyền cư trú.

Nội dung của giấy ủy quyền phải có đủ các yếu tố sau đây:

– Họ tên, chứng minh thư, địa chỉ của người uỷ quyền và người được uỷ quyền.

– Nội dung,phạm vi và thời gian uỷ quyền. Trong trường hợp uỷ quyền không ghi rõ thời gian thì chỉ có hiệu lực một năm kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền (theo bộ luật dân sự hiện hành).

– Chữ ký, mã hiệu (nếu có) của người uỷ quyền (đúng như đã đăng ký khi gửi) và chữ ký của người được uỷ quyền.

Các trường hợp sau không được ủy quyền:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những trường hợp sau đây các cá nhân hay tổ chức sẽ không được thực hiện việc ủy quyền, bao gồm:

– Thứ nhất: Đăng ký kết hôn được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 không được thực hiện việc ủy quyền.

– Thứ hai: Ly hôn. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì họ là người đại diện được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không được thực hiện việc ủy quyền.

– Thứ ba: Công chứng di chúc của mình được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật Công chứng 2014 không được thực hiện việc ủy quyền.

– Thứ tư: Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng được quy định cụ thể tại Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN không được thực hiện việc ủy quyền

– Thứ năm: Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc. Người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền được quy định cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không được thực hiện việc ủy quyền.

– Thứ sáu: Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc được quy định cụ thể tại Điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không được thực hiện việc ủy quyền.

Phí rút tiền tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay

Để đáp ứng nhu cầu dịch vụ tốt nhất, gia tăng các tiện ích hoặc nhằm mục đính hạn chế tài khoản ảo thì mỗi ngân hàng đều có mức quy định số dư tối thiểu trong tài khoản ATM thường từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng tùy thuộc vào từng ngân hàng.

Còn nếu bạn muốn rút hết số tiền trong tài khoản ATM của mình thì chỉ còn cách duy nhất là ngừng việc giao dịch vô cùng tiện lợi bằng thẻ ATM. Bạn ra chi nhánh ngân hàng nơi cấp phát thẻ ATM cho bạn và yêu cầu giao dịch viên khóa thẻ và làm thủ tục rút hết tiền trong tài khoản thẻ.

So sánh tài chính
Logo
So sánh
  • Total (0)
So sánh
0