Trong bối cảnh hiện nay các kênh đầu tư trong nước và quốc tế đều đang đứng trước thách thức và diễn biến phức tạp, khó lường từ tác động của dịch Covid-19, gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn được xem là kênh giữ tiền hiệu quả và an toàn. Trong bài này Onlinebank sẽ chia sẻ với bạn lãi suất ngân hàng nào cao nhất 5/2021 và cách gửi tiết kiệm online sao cho có lợi nhất & cách chọn ngân hàng nào để gửi tiết kiệm để có lãi suất cao và an toàn nhất.
Từ đầu năm 2020 đến nay, lãi suất tiết kiệm cả kỳ hạn ngắn và dài đều liên tục giảm do thanh khoản của các ngân hàng thương mại khá dồi dào. Do tác động của đại dịch Covid-19, tín dụng tăng trưởng thấp và chậm nên khả năng hấp thụ lượng tiền gửi của các ngân hàng bị hạn chế. Vì vậy, các ngân hàng phải điều chỉnh để cân đối chi phí. Nhiều ý kiến cho rằng mặt bằng lãi suất tiền gửi giảm để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê, mặt bằng lãi suất của Việt Nam trong năm 2020 đã giảm mạnh về mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Theo dự báo của chúng tôi, Sang năm 2021, lãi suất cả tiền gửi và cho vay có thể sẽ tăng trở lại khi nhiều dự báo đưa ra kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát nhờ vắc xin. Như vậy, nhu cầu vốn tín dụng tăng lại sẽ đẩy lãi suất tăng lên.
Cập nhật: Từ đầu tháng 3, một số ngân hàng đã bắt đầu điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi như ngân hàng Sacombank, Techcombank, VPBank…với mức điều chỉnh tăng giao động từ 0,1% đến 0,5% tùy từng kỳ hạn
Lãi suất gửi trực tuyến online ngân hàng nào cao nhất hiện nay 5/2021?
Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước vào chiều 30-9, trần lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 4,25%/năm xuống 4%/năm; lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do tổ chức tín dụng ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.
Trong tình hình tăng trưởng kinh tế năm 2020 chỉ đạt khoảng 2%, lạm phát được kiểm soát, bình quân ở mức 3,85%, NHNN quyết định định điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành để cải thiện nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại cổ phần đã có điều chỉnh lãi suất huy động. Vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất hiện nay 05/2021 để gửi tiết kiệm theo từng kỳ hạn?
- Tiền gửi không kỳ hạn (KKH) và kỳ hạn dưới 1 tháng, lãi suất gửi trực tuyến dao động quanh mức 0,2%-4%.
- Mức lãi suất huy động 3 tháng, khách hàng gửi trực tuyến lãi suất huy động cho kỳ hạn này là 3,15%-4,5%.
- Với kỳ hạn từ 6 tháng, mức lãi suất khi gửi tiền tiết kiệm trực tuyến là từ 4%-6,45%. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) niêm yết lãi suất cao nhất cho khách hàng trực tuyến ở kỳ hạn này.
- Với kỳ hạn 9 tháng, lãi suất gửi online dao động quanh mức 4%-6,7%, vị trí cao nhất thuộc về Nam Á Bank.
- Với kỳ hạn 12 tháng, khách hàng gửi trực tuyến sẽ được áp dụng mức lãi suất từ 4,6%-6,9%, với lãi suất cao nhất thuộc về NH Kienlongbank và Nam Á Bank.
- Với kỳ hạn 13 tháng, lãi suất gửi trực tuyến dao động quanh mức 4,6%-7,1%, lãi suất cao nhất thuộc về NH Kienlongbank.
- Với các kỳ hạn dài hơn từ 18-36 tháng, các ngân hàng niêm yết mức lãi suất 5,5%-7,3% cho khách hàng gửi trực tuyến. Kienlongbank niêm yết mức lãi suất cao nhất cho khách gửi tiết kiệm trực tuyến ở các kỳ hạn này.
Nhìn chung, mặt bằng lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân cao hơn các ngân hàng có vốn nhà nước từ 1% đến 2%. Chi tiết bạn xem bảng tổng hợp lãi suất bên dưới nhé.
Tổng hợp lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND dành cho khách hàng cá nhân gửi trực tuyến online (%/năm)
Gửi ngân hàng nào thời điểm này?
Lựa chọn ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi bạn có ý định gửi tiết kiệm. Ngân hàng bạn “chọn mặt gửi vàng”, đặc biệt là gửi trực tuyến phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Uy tín.
- Lãi suất hấp dẫn.
- Giao dịch an toàn, nhanh chóng và thuận tiện.
- Sản phẩm tiết kiệm đa dạng.
- Phục vụ chuyên nghiệp.
- Nhiều chính sách ưu đãi dành cho khách hàng.
Hiện nay, tại Việt Nam, các ngân hàng được chia làm 2 nhóm chủ yếu sau đây:
Nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước
Bốn ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank (Big 4). Đây là những ngân hàng lớn và uy tín nên khi gửi tiền ở nhóm ngân hàng này, bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của khoản tiền gửi tiết kiệm.
Tuy nhiên, mức lãi suất huy động của các ngân hàng này thường thấp hơn các ngân hàng thương mại cổ phần từ 1 – 1,5%/năm.
Nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần
Các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có nhiều ưu đãi hấp dẫn, phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp, lãi suất tiết kiệm cũng cao hơn các ngân hàng ở nhóm ngân hàng nhà nước từ 1% đến 1,5%.
Về độ an toàn khi gửi tiền ở các ngân hàng này thì bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều vì đều chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng nhà nước.
Khi gửi tiết kiệm rất nhiều khách hàng tự đặt câu hỏi: Nên gửi tiết kiệm ngân hàng nào? Gửi tiết kiệm ngân hàng nào tốt nhất?… để tối đa hóa lợi nhuận từ tiền gửi tiết kiệm mà vẫn an toàn. Nếu số tiền bạn gửi dưới mức bồi thường của bảo hiểm khi xảy ra sự cố thì bạn có thể chọn bất kỳ ngân hàng nào có lãi suất cao nhất để gửi (mức bồi thường bào hiểm hiện tại là 75 triệu đồng / khách hàng). Nếu số tiền bạn gửi cao hơn mức này thì bạn có thể linh động chia ra vài ngân hàng để tránh rủi ro. Việc gửi tiền ở các ngân hàng cũng giống như bạn đầu tư hay chơi chứng khoán ở nhiều mã khác nhau để giảm thiểu rủi ro. Những ngân hàng chúng tôi liệt kê dưới đây là những ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm từ khá trở lên nên bạn có thể yên tâm chọn gửi nhé. Nhưng nguyên tắc vẫn như chúng tôi nói ở trên, đừng chỉ gửi 1 ngân hàng!
Cách gửi tiết kiệm sao cho có lợi nhất
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có 6 gói tiết kiệm linh hoạt phù hợp cho từng nhu cầu khác nhau của khách hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Thích hợp cho bạn khi có nhu cầu để tiền sinh lãi và có thể rút bất cứ lúc nào. Lãi suất của tiết kiệm không kỳ hạn thường rất thấp (dưới 1%/năm).
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: tiết kiệm theo kỳ hạn của ngân hàng, dành cho khách hàng có nhu cầu tiết kiệm trong một khoản thời gian ổn định, lâu dài. Mức Lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn thường rất cao và cạnh tranh.
- Tiền gửi tiết kiệm linh hoạt: Với tiết kiệm linh hoạt, bạn vẫn có thể rút được một phần từ nguồn Tiền gửi tiết kiệm, phần còn lại vẫn được tính Lãi như bình thường. tiết kiệm linh hoạt sẽ phù hợp với những bạn muốn gửi một số Tiền cố định nhưng có khả năng sẽ phải dùng đến số Tiền đó.
- Tiền gửi tiết kiệm tích lũy: bạn chưa có tiền tiết kiệm nhiều nhưng có thu nhập ổn định thì tiết kiệm tích lũy sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Lãi suất thả nổi: Nếu bạn không e ngại về sự biến động của Lãi suất trong tương lai và mong muốn tìm kiếm cơ hội sinh lời cao hơn gửi tiết kiệm thông thường thì tiết kiệm có kỳ hạn Với Lãi suất thả nổi là lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.
- Tiền gửi tiết kiệm bậc thang: là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có phần trăm lãi suất lũy tiến theo mức gửi của khách hàng do từng ngân hàng quy định. Như vậy, với cùng một kỳ hạn gửi nhưng khách hàng gửi số tiền càng lớn thì lãi suất càng cao.
Với 6 gói tiết kiệm trên, bạn nên cân nhắc nhu cầu của bản thân để có cách gửi tiết kiệm ngân hàng có lợi nhất. Chẳng hạn:
– Nếu bạn có một số tiền lớn thì nên gửi theo sản phẩm tiết kiệm bậc thang để có lãi suất cao.
– Nếu là số tiền nhỏ đều hàng tháng thì nên chọn tiết kiệm tích lũy.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là với các khoản tiết kiệm có kỳ hạn thì nếu bạn rút tiền trước ngày đáo hạn sẽ không nhận được lãi như niêm yết mà phải chịu mức lãi suất không kỳ hạn. Phần bên dưới mình sẽ trình bày cách làm sao để tránh trường hợp rút ngang mà không mất tiền lãi.
Xem xét các dịch vụ, tiện ích và khuyến mãi đi kèm
Nhiều ngân hàng hiện nay với mong muốn thu hút thêm nhiều khách hàng đến gửi tiết kiệm đã mang đến nhiều lợi ích hấp dẫn khi đăng ký tham gia ví dụ như: Rút thăm trúng thưởng, nhận ngay quà tặng vật chất, nhận ngay gói bảo hiểm nhân thọ… Do vậy bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi tham gia để được hưởng những dịch vụ và khuyến mãi có lợi này.
Diễn biến lãi suất trên thị trường ngân hàng đầu năm 2021
Trong năm 2020, chúng ta đã chứng kiến thị trường lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm liên tục và chạm đáy thấp nhất trong 10 năm qua. Một số dự báo cho thấy lãi suất sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong năm 2021, thậm chí có thể giảm thêm. Tuy nhiên khả năng vẫn có những áp lực có thể đẩy lãi suất tăng trở lại trong thời gian tới.
Việc mới đây Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ cùng với Thụy Sỹ cũng sẽ mang đến một số hạn chế trong việc điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới. Theo đó, NHNN sẽ khó có thể tiếp tục mua ròng ngoại tệ với số lượng lớn, một trong những tiêu chí mà phía nước bạn vịn vào để đánh giá.
Với dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào nhiều và thặng dư thương mại hàng hóa tăng cao trong những năm gần đây, việc NHNN mua ngoại tệ và bơm một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế từ năm 2017 đến nay đã là một trong những điều kiện quan trọng giúp thanh khoản hệ thống dồi dào, giúp kéo mặt bằng lãi suất tiền đồng ngày càng đi xuống. Nay nếu NHNN không tiếp tục thực hiện chính sách này nữa thì lãi suất sẽ mất đi một trợ lực kiềm chế quan trọng.
Những ngày đầu tháng 5/2021, trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát và việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đã được triển khai từ ngày 08/05/2021 sẽ là những yếu tố tích cực thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quay trở lại nhịp điệp bình thường. Cộng với yếu tố lạm phát tăng trở lại với chỉ số tiêu dùng CPI tháng 2/2021 tăng 01,52% so với tháng trước và đạt mức tăng tháng 2 cao nhất trong vòng 8 năm gần đây, dự báo lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ có diễn biến tăng trở lại trong những tháng tới.